Sự khác nhau giữa nông nghiệp và rừng tự nhiên
Nội dung bài viết
Sự đa dạng
Sự khác nhau lớn nhất giữa rừng tự nhiên và nông nghiệp là số lượng các loài. Trong rừng tự nhiên có một số lượng lớn các loài cây với hơn 100 loài đã được tìm thấy trên 1 acre (4046 m2). Còn với 1 acre trên đất nông nghiệp, chỉ có một số ít loài hoặc đôi khi là độc canh. Độc canh trong nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu cho sự mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.
Các vấn đề dịch bệnh
Trong rừng tự nhiên hầu như không có vấn đề dịch bệnh, cũng không có tình trạng một loại côn trùng hay dịch bệnh tàn phá toàn bộ rừng tự nhiên. Tuy nhiên, trong nông nghiệp, vấn đề này lại rất nghiêm trọng. Một loại côn trùng hay dịch bệnh thường phá hủy toàn bộ mùa màng. Nguyên nhân chính là do độc canh hoặc thiếu sự đa dạng.
Trong rừng tự nhiên, cái được gọi là côn trùng hay dịch bệnh không thể bùng nổ một cách biệt lập vì có sự đa dạng về loài và một chuỗi thực phẩm cân đối (tháp sinh thái) luôn đặt côn trùng vào những điều kiện nhất định (hạn chế số lượng). Dịch bệnh nếu có cũng không thể phá hủy toàn bộ khu rừng vì nó chỉ tấn công một số loài cây (thói quen ăn uống).
Xem thêm: Cách trị nhện đỏ an toàn mà không kháng thuốc
Độ phì nhiêu của đất
Hệ thống duy trì độ phì nhiêu của đất rất lý tưởng, tăng dần và bền vững. Không có sự phá hủy độ phì nhiêu trong rừng. Nguyên nhân chủ yếu là vòng chu chuyển dinh dưỡng không bị đảo lộn và có thảm thực vật trên mặt đất. Vòng chu chuyển dinh dưỡng làm tăng độ phì nhiêu của đất và thảm thực vật giúp bảo vệ và duy trì độ phì đó. Mặt khác, việc giảm độ phì là vấn đề chủ yếu trong nông nghiệp vì hầu hết sinh khối bị mất khỏi đất nông nghiệp qua quá trình thu hoạch. Rất ít hoặc thậm chí không có sinh khối được lấy lại cho đất nên độ phì nhiêu của đất nông nghiệp ngày càng giảm. Hơn nữa, đất trọc gây ra xói mòn đất nên độ phì nhiêu của đất càng giảm.
Sản xuất sinh khối
Theo sơ đồ, rừng có thể sản xuất ra một lượng sinh khối khổng lồ, gấp hai lần đất nông nghiệp. Nguyên nhân là do cấu trúc nhiều tầng của thảm thực vật trong rừng và một lần nữa vòng chu chuyển dinh dưỡng không bị đảo lộn. Cấu trúc này đảm bảo tận dụng tối đa năng lượng tự nhiên (mặt trời, mưa, gió v.v…) và vòng chu chuyển dinh dưỡng cung cấp độ phì nhiêu cho đất.
Trên đất nông nghiệp, cấu trúc thảm thực vật theo chiều ngang nên không thể tận dụng năng lương tự nhiên một cách thích hợp. Việc lấy đi sản phẩm khỏi mặt đất làm giảm độ phì nhiêu của đất, từ đó vòng chu chuyển dinh dưỡng bị đảo lộn. Vì thế, sản lượng đất nông nghiệp ít hơn nhiều so với sản lượng rừng tự nhiên mặc dù có nhiều tác động đầu vào nhân tạo (ngoại lai). Rừng tự nhiên không cần đầu vào nhân tạo.
Nguồn: Những bài học từ thiên nhiên – Shimpei Murakami (1991)
Tham khảo các vấn đề mà cây trồng thường gặp phải và cách xử lý tại website này: https://sinhhocvietnam.vn/
Xem thêm về: Canh tác nông nghiệp
Danh mục: Tủ sách nông nghiệp
BÌNH LUẬN
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
-
MIG 29 Chitosan – Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh
180,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
WAO BOOM – Đặc trị vàng lá thối rễ
1,045,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
Vaccin – Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh
215,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
WAO Detox – Phòng chống ngộ độc hữu cơ
265,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng -
Phân bón lá amino A4 500ml – Tăng ra hoa đậu quả
540,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng