Từ lâu, loài mối đã bị gắn mác “kẻ thù gây hại” cho con người, nguyên nhân là vì chúng phá hủy các vật liệu bằng gỗ trong nhà. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, chúng là những kỹ sư sinh thái tài ba, mang đến nhiều lợi ích cho nông nghiệp. Bài viết này sẽ “minh oan” cho loài mối và khám phá những vai trò tích cực của chúng trong việc bảo vệ sinh thái và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.
Mối là loài côn trùng có tập tính xã hội rất cao, chúng tự xây dựng nên vương quốc của riêng mình và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng loại mối. Trong xã hội của chúng sẽ chia thành mối vua, mối chúa, mối thợ và mối lính.
Trên thế giới có tới 2500 loài mối khác nhau, tuy nhiên số loài gây thiệt hại cho loài người chỉ chiếm chưa đến 5% trong số đó. Còn lại, chúng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
Nội dung bài viết
1. Loài mối giúp phân hủy các chất thải nông nghiệp
Mối là một trong số ít loài động vật có khả năng ăn Cellulose và biến nó thành dạng có thể tái sử dụng.
Cellulose là một hợp chất phức tạp, là loại chất xơ cứng và có độ bền cao. Để tiêu hóa được loại vật liệu này đòi hỏi trong hệ tiêu hóa phải có cellulase, một loại enzyme mà rất ít sinh vật sở hữu. Và mối là một loài sở hữu cellulase.
Sở hữu enzyme tiêu hóa đặc biệt cùng hệ tiêu hóa có các ty thể cũng như vi khuẩn cộng sinh trong dạ dày mối giúp chúng dễ dàng xử lý các vật liệu hữu cơ xung quanh chúng từ phân động vật cho đến vật liệu thực vật chết. Biến các vật liệu thô như thân, cành, gỗ thành mùn giúp đất tơi xốp, màu mỡ, giàu dinh dưỡng hơn.
Hoạt động phân hủy của mối góp phần thúc đẩy quá trình phân hủy vật liệu hữu cơ trong đất, tăng tốc độ tái tạo dinh dưỡng cho đất. Quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu sự tích tụ các chất thải hữu cơ trong tự nhiên.
2. Mối giúp cố định nitơ cung cấp đạm cho cây trồng và sinh vật đất
Mối là kỹ sư sinh thái tài ba, là một trong số ít các sinh vật có khả năng cố định nitơ trong khí quyển thành dạng có thể sử dụng ngay cho cây trồng và các sinh vật đất.
Vi khuẩn cộng sinh trong ruột mối sở hữu enzyme nitrogenase độc đáo, giúp chúng phân tách nitơ trong không khí và chuyển thành dạng amoniac để thực vật hấp thụ.
Nhờ mối, lượng nitơ trong đất được tăng cường, góp phần nâng cao độ phì nhiêu cho đất và tăng năng suất cây trồng. Góp phần giảm lượng phân bón hóa học, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
3. Mối giúp đất trồng thoáng khí và tơi xốp hơn
Trong hành trình mở rộng môi trường sống của mình, mối tạo nên các mạng lưới đường hầm chằng chịt. Những đường hầm này vô tình đưa không khí vào sâu trong lòng đất. Nhờ đó rễ cây và các sinh vật khác trong đất hô hấp tốt hơn.
Những đừng đi của mối cũng giúp nước mưa thấm vào đất nhiều hơn, giúp đất giữ ẩm tốt hơn.
Quá trình mối xây dựng tổ của mình, chúng trộn các hạt vô cơ của cát, đá và đất sét với các mảnh rác hữu cơ, các phần xương bỏ đi thành một hỗn hợp giúp đất giữ được các chất dinh dưỡng. Độ dính của phân mối và các bài tiết khác trong cơ thể giúp cải thiện cấu trúc đất, đất trở nên tơi xốp hơn.
Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển đất để xây tổ, mối giúp vận chuyển những lớp đất giàu khoáng chất ở tầng đất sâu đưa lên lớp đất mặt. Lớp đất này chứa nhiều khoáng chất làm tăng thêm dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
Mặc dù một số loài mối nhà để hại những hậu quả cho cuộc sống hằng ngày nhưng cần phải ghi nhận những lợi ích mà các loài mối khác mang đến cho nông nghiệp và hệ sinh thái tự nhiên.
Đọc thêm: Những loài côn trùng mang lại lợi ích trong canh tác nông nghiệp