Mưa đầu mùa ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?

Những cơn mưa đầu mùa mang đến nước tưới thỏa mãn cơn khát của đất trồng, cây cối sau chuỗi ngày dài nắng hạn. Vào thời gian này cây cũng nhận được một lượng đạm nhất định có trong tự nhiên do sấm sét mạng lại. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để đọt non phát triển mạnh mẽ, bật lộc.

Nhưng lúc này, nhà vườn không nên chủ quan. Nấm khuẩn gây hại, ngộ độc hữu cơ, côn trùng chích hút đọt non và đặc biệt là tình trạng vàng lá thối rễ là những vấn đề thường xuất hiện ngay sau những đợt mưa này.

1. Côn trùng gây hại phát triển mạnh khi có mưa đầu mùa

Khi cây phát triển đọt non mạnh mẽ cũng là thời điểm kích thích côn trùng và các loại chích hút phát triển. Chúng tấn công gây nên những vết thương hở lên lá và rễ. Tạo điều kiện cho các loài nấm khuẩn xâm nhập gây hại. Bên cạnh đó, những cơn mưa này mang theo khói bụi công nghiệp. Trong đó chứa nhiều SO2, CO2, NO2 sẽ tạo ra những hạt axit xen lẫn trong mưa gây nên tình trạng cháy lá.

Mưa đầu mùa khiến nhiều nấm bệnh phát triển mạnh, ảnh hưởng đến cây trồng, bà con nên chủ động xử lý kịp thời

2. Mưa đầu mùa khiến đất dễ bị nấm khuẩn tấn công

Oxit kim loại có sẵn trong không khí như PbO. Khi vào đất chúng hòa tan các các kim loại trong đất như Ca, Mg, Fe, Al… Các chất này khiến cây trồng không hấp thụ được và gây chua đất. Đất bị chua gây thối các đầu rễ tơ tạo điều kiện cho nấm khuẩn trong đất tấn công.

3. Mưa đầu mùa dễ khiến cây bị vàng lá thối rễ

Cây trồng vừa trải qua nắng hạn, lúc này với bộ rễ bị tổn thương. Khi mưa xuống, độ ẩm tăng là thời điểm thuận lợi cho nấm khuẩn phát triển. Chúng gây hại mạnh và lây lan rất nhanh. Điều này lí giải vì sao sau mưa cây phát triển xanh tốt nhưng được một thời gian ngắn thì những đợt lộc non ra bắt đầu chuyển vàng. Gây nên tình trạng vàng lá thối rễ.

Mưa đầu mùa thường kèm theo gió lốc có thể gây gãy đổ thân cành, rụng trái.

4. Biện pháp phòng trừ, bảo vệ vườn trước mưa đầu mùa

Biện pháp phòng trừ trước những cơn mưa đầu mùa

+ Ngay sau mưa, khi mật độ sâu, rầy, rệp còn ít chưa bùng phát. Lúc này, nhà vườn nên sử dụng các loại thuốc sâu sinh học như nấm xanh + nấm trắng kết hợp với vi khuẩn BT, Amino acid để phòng trừ trên phổ rộng.

+ Phòng trừ nấm khuẩn (Fusarium, Phytophthora, Pythium…), tuyến trùng trong đất bằng các chủng nấm đối kháng mạnh như Chaetomium sp, Bacillus amyloliguefaciens, Brevibacillus brevis, Peacilomices Lilacinus sp…

WAO BOOMs – Bộ giải pháp phòng nấm cho đất mùa mưa

+ Phòng chống ngộ độc kim loại, ngộ độc hữu cơ, các độc chất hóa học tồn dư trong đất, nước

+ Đặc biệt với những vườn cây đang nuôi trái cần đặc biệt quan tâm đến việc duy trì độ ẩm ổn định cho đất tối thiểu 60%. Điều này giúp tránh các hiện tượng cây bị sốc khi mưa xuống gây hiện tượng rụng hoa, rụng trái. Bổ sung thêm các dinh dưỡng thiết yếu để tăng sức đề kháng cho cây. Giúp cây chống chịu các điều kiện thoài tiết bất lợi như mưa lớn, dông lốc, gió mạnh.

xem thêm: 7 bệnh nguy hiểm thường gặp trên cây trồng trong mùa mưa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh