Sầu riêng là loại cây trồng rất nhạy cảm với các loại sâu bệnh hại, thời tiết. Khi cây trồng suy yếu, bị các loại nấm khuẩn tấn công. Chúng ta thường đi xử lý các triệu chứng ở bên trên mà quên mất rằng, đâu là nguyên nhân gốc rễ của những vấn đề này.
1. Biểu hiện sầu riêng suy yếu
Khi cây sầu riêng suy yếu, cây sẽ có những biểu hiện như:
- Cây ít lá, lá nhỏ, lá có màu tối, ngả vàng, rụng nhiều.
- Cành khô, yếu, giòn và dễ gãy, chồi non ít.
- Thân cây còi cọc, vỏ thân có thể xuất hiện các vết nứt xì mủ.
- Rụng bông, xả trái hàng loạt

- Hệ thống rễ kém phát triển, rễ cám chai sần, ít rễ, đầu rễ bị thối.
- Cây ra hoa ít, đậu quả kém, quả dễ rụng, cơm sượng, gai vàng.
2. Chất lượng đất tác động như thế nào đến sinh trưởng của cây Sầu riêng
Đất trồng không chỉ là nơi cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cây mà con là môi trường sống của hệ vi sinh vật có lợi. Một nền đất trồng tốt, khỏe sẽ giúp cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất và chất lượng trái cao. Ngược lại, một nền đất xấu sẽ gây ra nhiều vấn đề cho cây.
Cơ chế tác động của chất lượng đất đến cây sầu riêng
- Đất nghèo dinh dưỡng: Nếu đất trồng sầu riêng nghèo dinh dưỡng sẽ khiến cây thiếu hụt các nguyên tố quan trọng, gây ra các triệu chứng thiếu hụt, ngăn cản các quá trình sinh trưởng của cây. Làm cây phát triển kém, thân cành giòn yếu, dễ gãy, lá vàng úa, kém xanh tốt.
- Đất vườn chai cứng, nén dẽ: Đất vườn sầu riêng bị chai cứng khiến rễ cây khó phát triển, cây hấp thụ nước và dinh dưỡng kém. Rễ dễ bị tổn thương mở đường cho nấm khuẩn xâm nhập gây thối rễ, cây suy yếu, còi cọc và giảm năng suất. Nguyên nhân chính là do đất thiếu chất hữu cơ, kết cấu đất cứng, hạn chế sự trao đổi khí và nước. Đất thấm, thoát nước kém, dễ dẫn đến tình trạng cây bị sốc nước, sốc nhiệt khi điều kiện thời tiết thay đổi.
- Đất pH thấp: Đất trồng sầu riêng pH thấp ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây cũng như làm tăng khả năng hòa tan của Al, Mn và Fe, gây độc cho cây trồng. Khi lượng ion Nhôm cao gây độc cho hệ rễ, làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển được. Hệ rễ bị nhiễm độc, làm giảm sức đề kháng của bộ rễ là yếu tố thuận lợi để nấm bệnh phát triển gây hại mạnh trong mùa mưa.
- Đất nhiễm nấm bệnh, hệ vi sinh vật có lợi bị phá hủy: Đất trồng là nơi phát sinh các nguồn gây bệnh cho cây sầu riêng. Một số loại nấm gây bệnh nguy hiểm cho sầu riêng tồn tại trong đất như Phytophthora, Fusarium, Pythium, Rhizoctonia,… Khi hệ vi sinh vật trong đất bị mất cân bằng do sử dụng nhiều hóa chất, đất không được nuôi dưỡng, nghèo hữu cơ sẽ khiến cây suy yếu nhanh chóng.
Đất trồng chính là yếu tố quyết định sự phát triển và năng suất chất lượng cây trồng. Với cây sầu riêng, nhà vườn càng cần chú trọng chăm sóc chất lượng đất trồng. Để sầu riêng phát triển tốt, không bị suy yếu nhà vườn cần cải tạo, nuôi dưỡng nền đất tơi xốp, màu mỡ.
——–
Vào tối thứ 3, thứ 6 hàng tuần, WAO và các nhà vườn trồng sầu riêng giàu kinh nghiệm tổ chức các buổi WAO TALK: TRAO ĐỔI online xoay quanh chủ đề CHĂM SÓC SẦU RIÊNG theo từng giai đoạn. Nhằm tháo gỡ khó khăn và đưa ra giải pháp để xử lý kịp thời các vấn đề mà nhiều nhà vườn đang gặp phải.
👉👉👉 Tham gia ngay nhóm “KỸ THUẬT SẦU RIÊNG BỀN VỮNG” trên Zalo bằng cách ấn vào link https://zalo.me/g/igplps907
☑️ Cập nhật thông tin và nhận link tham gia chương trình WAO TALK.
☑️Chủ động hỏi đáp, chia sẻ kỹ thuật làm vườn với các nhà vườn giàu kinh nghiệm, nhiệt tình & thiện chí.
☑️ Nhận tư vấn trực tiếp từ đội ngũ kỹ thuật của WAO khi anh/chị cần hỗ trợ.
Xem thêm:
5 yếu tố quyết định Chất lượng Đất
Chỉ số pH đất quan trọng như thế nào trong giai đoạn làm bông sầu riêng?