Dolomite là loại vôi được sản xuất từ mỏ đá vôi tự nhiên. Vôi dolomite (CaMg(CO3)2 với thành phần chính là Canxi và Magie.
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm của vôi dolomite
Vôi dolomite vừa có tác dụng nâng pH đất, vừa bổ sung thêm magie cho cây.
Vôi dolomite không tan trong nước, nhưng tan trong dung dịch đất. Sau khi bón vào đất, dưới tác dụng của nước và CO2, CaCO3.MgCO3 chuyển thành Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Đây là các chất hòa tan trong nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.
Vôi dolomite thích hợp bón cho những vùng đất chua, ít bón phân chuồng.
Vôi dolomite dễ sử dụng, không làm cháy rễ, nâng pH đều, chậm.
2. Tỷ lệ bón vôi dolomite
Đất có tỷ lệ sét cao:
+ Khi pH = 3,5 – 4,5 thì phải bón 2 tấn Dolomite cho 1 ha (200 kg/1.000 m2).
+ Khi pH = 4,6 – 5,5 thì phải bón 1 tấn Dolomite cho 1 ha (100 kg/1.000 m2).
+ Khi pH = 5,5 – 6,5 thì phải bón 0,5 tấn Dolomite cho 1 ha (50kg/1.000 m2).
Đất có tỷ lệ cát cao:
+ Khi pH = 3,5 – 4,5 thì phải bón 1 tấn Dolomite cho 1 ha (100 kg/1.000 m2).
+ Khi pH = 4,6 – 5,5 thì phải bón 0,5 tấn Dolomite cho 1 ha (50 kg/1.000 m2).
+ Khi pH = 5,5 – 6,5 thì phải bón 0,25 tấn Dolomite cho 1 ha (25 kg/1.000 m2).
3. Cách bón dolomite
Rải đều bột đá dolomite lên mặt đất, sau đó dùng cào để trộn với lớp đất mặt.
Lưu ý:
Trộn nhẹ, tránh ảnh hưởng đến rễ tơ của cây và các sinh vật đất.
Không bón chung vôi với phân chuồng, phân đạm (bón phân sau khi bón vôi 15 ngày).
Đọc tiếp:
pH đất bao nhiêu thì thích hợp cho cây trồng phát triển?
4 tác động lớn của pH đất đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng