Phân hữu cơ bao gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên như phế phẩm nông nghiệp, chất thải gia súc, gia cầm, rác thải… Với những thành phần lành tính chứa nhiều chất dinh dưỡng hoàn toàn tốt cho cây cũng như thân thiện với môi trường. Cũng bởi chính những đặc tính đó mà nó được xem là giải pháp cho nền nông nghiệp bền vững.
Vì sao lại như thế ? Hãy cùng WAO giải đáp nhé!
Nội dung bài viết
1. Giúp tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất
Đất sẽ gần như trở thành “đất chết” nếu hệ vi sinh vật đất không hoạt động được. Thiếu thức ăn là một trong những lý do khiến hệ VSV đất không còn hoạt động “sôi nổi”. Chính vì thế, bổ sung chất hữu cơ cho đất là bổ sung thêm nguồn thức ăn cho sinh vật. Tạo một môi trường sống lý tưởng cho vi sinh vật “sinh sôi và nảy nở”.
Khi đầy đủ thức ăn, chúng tha hồ vẫy vùng, phân huỷ hữu cơ. Tạo thành lớp mùn và dinh dưỡng để nuôi cây. Chính vì thế, khi trong đất có hữu cơ, vi sinh vật có môi trường thuận lợi để sinh trưởng và phát triển.
2. Phân bón hữu cơ giúp cải thiện và ổn định kết cấu của đất
Phân hữu cơ có tác dụng làm cho đất tơi xốp, thoáng khí hơn nhờ hoạt động của hệ vsv. Từ đó làm cho nước thấm trong đất thuận lợi, hạn chế đóng váng bề mặt, hạn chế chảy tràn, rửa trôi chất dinh dưỡng. Từ đó giúp ổn định nhiệt độ đất, tăng cường hoạt động của sinh vật đất.
Ngoài ra, giúp thoát nước tốt hơn, cải thiện tình trạng ngập úng, dư thừa nước trong đất.
Bổ sung chất hữu cơ còn giúp trung hòa axit, làm cho đất ít chua hơn. Chất hữu cơ có thể làm điều này vì nó chứa các chất kiềm, chẳng hạn như canxi, magiê và kali. Khi chất hữu cơ phân hủy, nó sẽ giải phóng các chất kiềm này vào đất. Các chất kiềm này sẽ trung hòa axit trong đất, giúp đất có độ pH trung tính- tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của cây trồng.
3. Phân bón hữu cơ giúp bổ sung dinh dưỡng dài hạn cho đất
Phân hữu cơ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng như: đạm, lân, kali, các nguyên tố trung, vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin cho cây. Khác với phân bón hóa học, cây trồng có thể hấp thu được dinh dưỡng ngay sau một khoảng thời gian ngắn thì phân bón hữu cơ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài hạn. Điều này giúp cây trồng khỏe mạnh bền vững. Chống chịu tốt trước sâu bệnh nhằm hạn chế việc đầu tư chi phí thuốc bvtv trên cây trồng.
4. Phân bón hữu cơ không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Như chúng ta đã biết, phân bón hữu cơ được tạo thành từ các nguyên liệu tự nhiên. Chính vì vậy, khi bón vào đất không gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước. Thành phần các chất hữu cơ và vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hỗ trợ cải biến các chất độc hại như H2S, CO2, NH3… trở nên thân thiện hơn với môi trường. Giusp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và an toàn cho sức khỏe con người.
Các chuyên gia đã nhận định, đất canh tác khác nhau sẽ mang lại chất lượng nông sản khác nhau. Việc sử dụng các phân bón hữu cơ sạch thay cho phân bón hoá học giúp nâng cao chất lượng nông sản. Nông sản hoàn toàn không chứa các loại thuốc hoá học kích thích tăng trưởng. Việc sử dụng phân bón hữu cơ vừa giữ nguyên được kết cấu đất, lại vừa giúp chúng ta thu hoạch được nông sản chất lượng cao. Góp phần xây dựng cho nền nông nghiệp bền vững.
Ngày nay, những nguồn phân bón hữu cơ thường được bà con sử dụng như phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học….
Nếu có gì thắc mắc, để lại câu hỏi WAO sẽ hỗ trợ chi tiết cho bạn
Xem thêm ở đây!
Các loại phân bón hữu cơ phổ biến bổ sung chất hữu cơ cho đất
Phân hữu cơ cho cây ăn trái và cách sử dụng hiệu quả nhất
Nguồn: Linked in