Trong những năm gần đây, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để đạt được năng suất cao là điều không còn lạ với người nông dân. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, sử dụng các loại chế phẩm sinh học, áp dụng các kỹ thuật canh tác….thì sử dụng phân bón hữu cơ cũng là một yếu tố quan trọng để đạt được năng suất và chất lượng như ý.
Phân bón hữu cơ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng với hàm lượng vốn có của nó mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các đặc tính lý hoá học của đất.
1. Các loại phân bón hữu cơ phổ biến
Loại phân bón có nguồn gốc từ chất thải của động vật hoặc phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông lâm thủy sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống hoặc ủ bằng chế phẩm sinh học. Trong nhóm này có thể chia thành 4 nhóm nhỏ là: “phân chuồng, phân rác, phân xanh”.
1.1. Phân chuồng
Phân chuồng – loại phân làm từ phân và nước tiểu của động vật, có thể là của gia cầm, gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu.
1.1.1. Lợi ích:
- Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng: đa lượng, trung lượng và vi lượng.
- Cung cấp một lượng lớn chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và ổn định kết cấu đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế nước bốc hơi, chống xói mòn, hạn hán.
- Tạo điều kiện tốt cho rễ cây phát triển.
1.1.2. Cách sử dụng phân chuồng
Nguyên liệu ủ:
- Phân chuồng (phân trâu bò, dê, gà,…)
- Xác bã thực vật ( rơm rạ, xơ dừa, lá cây, cỏ tươi, thân lá ngô đậu, rong biển,…)
- Chế phẩm sinh học WAO – Detox: 1 gói 1 kg
- Cám gạo: 12-15kg
- Nước sạch, bạt che
Tiến hành ủ:
- Bước 1: Trộn đều phân chuồng và chất độn lại với nhau; trộn 1 gói WAO – Detox với 12-15kg cám gạo.
- Bước 2: Rải một lớp phân chuồng lên mặt đất dày khoảng 7 – 10 cm. Rắc hỗn hợp chế phẩm sinh học ở trên lên trên bề mặt. Tiếp tục rải phân chuồng và rắc chế phẩm lên cho đến khi hết.
- Bước 3: Tưới nước sạch vào phân chuồng để đạt độ ẩm ủ. Độ ẩm ủ là 60% (kinh nghiệm là lấy tay nắm nhẹ phân chuồng, thấy nước rỉ qua các kẽ ngón tay là đạt).
- Bước 4: Đảo đều phân chuồng và đánh đống, đậy bạt ủ: Chiều cao của đống thường là 1,5 – 1,7m. Đường kính đống ủ là: 3 – 4m.
- Thời gian ủ từ 25 – 35 ngày, trong suốt quá trình ủ, đảo phân chuồng 2 – 3 lần. Dấu hiệu nhận biết ủ phân chuồng thành công là trong 2,3 ngày đầu nhiệt độ có thể tăng 55 – 60oC. Phân chuồng hoại mục nhanh, khi ủ thành công không có mùi hôi thối. Sau thời gian ủ 25 – 30 ngày phân chuồng ủ thành công hoai mục hết và nhiệt độ đống phân trở lại nhiệt độ thường.
1.2. Phân xanh
Phân xanh là loại phân bón được tạo ra bằng cách sử dụng các bộ phận của các loại cây trồng trộn đều vào đất ngay khi còn xanh. Nguyên liệu để làm phân xanh thường là các cây cỏ dại, cây họ đậu, cây thảo mộc,…
1.2.1. Lợi ích
- Phân xanh khi được vùi vào đất sẽ tăng hàm lượng mùn hữu cơ trong đất, giúp cải thiện kết cấu đất, giúp đất trở nên tơi xốp, thông thoáng, giàu dinh dưỡng.
- Các loại cây làm cây phân xanh rất dễ trồng và cho nhiều sinh khối như các cây họ đậu, muồng vàng, lạc dại, bèo hoa dâu, lục bình, dã quỳ,…
1.2.2. Cách sử dụng phân xanh
Nguyên liệu ủ:
- Thu gom tất cả các cây phân xanh, lá cây, thân, cành … 15 tấn
- Cám gạo, cám ngô: 75kg
- WAO – Detox 1 gói 1 kg
- Nước sạch
Tiến hành ủ:
- Cây phân xanh băm nhỏ, cắt khúc
- Đảo đều Chế phẩm sinh học WAO – Detox + cám gạo
- Trải một lớp khoảng 10 – 15 cm cây phân xanh lên mặt đất
- Rắc đều hỗn hợp men vi sinh đã đảo trộn ở trên. Tưới thêm nước sạch để đạt độ ẩm ủ
- Cứ tiếp tục trải cây phân xanh lên phía trên và rắc men, tưới nước sạch
- Chiều cao đống ủ khoảng 1,2 – 1,6m
- Đánh đống, đậy bạt ủ trong thời gian 25 – 30 ngày thu được phân hữu cơ chất lượng cao bón cho cây trồng
Cách sử dụng phân ủ:
- Lượng phân xanh bón cây tùy thuộc vào từng loại cây trồng, chất đất và mùa vụ.
- Bón cho rau màu: Lượng dùng 2 – 3 tạ phân xanh bón cho 1 sào bắc bộ. Rắc đều trên bề mặt luống rau.
- Bón cải tạo đất: 3 tạ/sào, bón khi cày lấp đất.
- Bón cho cây ăn quả, cây công nghiệp: 3 – 5kg/gốc cây, tùy thuộc vào độ tuổi của cây.
1.3. Phân rác
Đây là loại phân bón hữu cơ truyền thống được làm từ phế phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, lá cây hay thân cây,…Và cũng như các loại phân bón truyền thống khác, phân rác được chế biến từ kỹ thuật ủ truyền thống hoặc ủ bằng chế phẩm vi sinh.
1.3.1. Lợi ích
- Chi phí chế biến thấp.
- Làm cho đất màu mỡ hơn và tăng độ tơi xốp.
- Giúp ổn định kết cấu của đất.
- Góp phần hạn chế xói mòn, hạn hán cho cây trồng.
- Xử lí rác thải giúp bảo vệ môi trường.
1.3.2. Cách sử dụng
Nguyên liệu ủ:
- Rác thải nhà bếp: cơm, cọng rau, vỏ trứng, vỏ hoa quả, thức ăn thừa, nước vo gạo,…
- 1 Thùng sơn nhựa 20l (Thùng xốp).
- 50gr chế phẩm BIO – Xanh
Tiến hành ủ:
- Cho nguyên liệu vào thùng ủ.
- Trộn đều nguyên liệu với chế phẩm Bio- Xanh (nếu nguyên liệu khô thì có thể hòa với ít nước tưới).
- Sau khi trộn đều nguyên liệu và chế phẩm đậy kín nắp thùng sau 15 ngày mở ra đảo 1 lần.
- Sau khoảng 1 tháng là bạn có thể đưa ra sử dụng.
Cách sử dụng phân ủ:
- Cách 1: Trộn đều với đất để chuẩn bị trồng mới, các bạn nên trộn với tỉ lệ 1: 3 (phân : đất).
- Cách 2: Hòa với nước để tưới cho cây.
Xem thêm: Chuyển hóa nguồn dinh dưỡng hữu cơ từ những loại vật liệu hữu cơ gần gũi