Những nguyên tắc khi trồng cây trong Nông nghiệp rừng sinh thái

Phương pháp được sử dụng trong triển khai và quản lý Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên là sự nỗ lực để “bắt chước” những chiến lược được thiên nhiên sử dụng nhằm gia tăng sự sống cũng như phát triển chất lượng của đất.

Điều kiện

Trong tự nhiên, cây cối luôn sinh trưởng trong tổ hợp/nhóm, chứ không cô lập với nhau. Một loại cây sẽ cần có (những) loại cây khác để sinh trưởng và phát triển tối ưu. Tương tự, trong Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên, các cây trồng được đưa vào các tổ hợp để lấp đầy các khe (niches), với điều kiện cần xem xét việc kết hợp như vậy là tự nhiên cho tổ hợp hay mang tính giới thiệu, hay là loài ngoại lai có tính tương thích/phù hợp với các điều kiện đất đai và khí hậu địa phương.

Ngoài việc kết hợp loài theo không gian, chúng ta còn kết hợp loài trong tổ hợp theo thời gian, như trong trường hợp của kế thừa tự nhiên của loài, nơi mà các tổ hợp kế thừa nối tiếp nhau trong một quá trình luôn vận động, tuỳ thuộc vào vòng đời của mỗi loài.

Một yếu tố căn bản khác là sự giới thiệu tính đa dạng cao của loài, nhằm tái tạo đặc tính độc nhất vô nhị của rừng Đại Tây Dương. Các loài cây trong rừng phân thành các tầng khác nhau để tận dụng tối đa năng lượng mặt trời (ánh sáng). Mỗi tầng có một mật độ tối ưu, nhằm ưu tiên chuyển lượng ánh sáng thích hợp tới các tầng tiếp theo bên dưới. Theo quan sát của Ernst Gotsch về các đặc tính của rừng tự nhiên thì:

  • Tầng thượng lý tưởng chiếm 15-25%
  • Tầng cao lý tưởng chiếm 25-50%
  • Tầng trung lý tưởng chiếm 40-60%
  • Tầng thấp lý tưởng chiếm 70-90%
  • Tầng phủ đất chiếm 100%

Ví dụ:

Trong một khu rừng trưởng thành, cây Jatoba là cây thuộc tầng thượng, và chúng không sinh trưởng mà các tán lá của cây này đụng vào các tán lá của cây kia. Mật độ phân bố của các cây này thấp và tán của chúng bao phủ khoảng 15-20% khu rừng. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi đưa ra các định nghĩa sau:

Các tổ hợp cây

Tổ hợp là một nhóm các loài có vòng đời tương tự nhau, tức là cùng sinh trưởng và kết thúc cùng khoảng thời gian trong hệ thống. Mỗi tổ hợp bao gồm các loài thuộc cùng một nhóm kế tiếp.

Việc thiết lập các tổ hợp cây trong nông nghiệp rừng rất quan trọng

Ví dụ:

  • Tổ hợp 1: ngô, các loại đậu leo, hoa hướng đương, và bí ngô.
  • Tổ hợp 2: dứa (thơm), sắn, đậu cove, và đu đủ
  • Tổ hợp 3: điều nhuộm (Bixa orellana), cây còng/muồng ngủ (monkey-inga – Inga), cây họ nêu/cọ (peach-palm – Bactris gasipaes), và cây họ dương xỉ (Brazilian fern tree – Schizolobium parahyba);
  • Tổ hợp 4: cây chùm hồng (Pink trumpet tree – Handroanthus impetiginosus), cây cau (a palm tree with edible heart – Euterpe edulis), quýt, đào kim nương (jaboticaba), cây cà phê.

Các tổ hợp này có thể được đa dạng hoá hơn với những loài có các chức năng tương tự. Ví dụ, thay vì cây anh đào (trumpet tree), thì cây họ bách tán (araucaria-bunya) có thể được thay thế ở những vùng có khí hậu lạnh hơn.

Cây Jabota cũng có thể thay thế cho cây anh đào, và nó cũng thực hiện vai trò của loại cây thuộc tầng thượng trong khu rừng tương lai. Một hệ thống Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên cần có tất cả các tổ hợp, nhằm đảm bảo hệ thống tự duy trì và phát triển qua thời gian với sự tăng trưởng chất lượng của sự sống (đất được chuyển hoá thông qua việc tích lũy sinh khối hữu cơ và các tương tác sinh học).

Tầng cây

Tầng là chiều cao của cây trong mối tương quan với các cây khác trong cùng một tổ hợp.

Ví dụ:

  • Tổ hợp 1: ngô (tầng thượng), hướng dương (tầng cao), đậu leo (tầng trung), bí ngô (tầng thấp), và dưa hấu (tầng phủ đất)
  • Tổ hợp 2: đu đủ (tầng thượng), sắn (tầng cao), cây gì thuộc tầng trung?, và dứa (tầng thấp)
  • Tổ hợp 3: họ dương xỉ (tầng thượng), cọ nữ hoàng (tầng cao), chuối (tầng trung), điều nhuộm (tầng thấp)
  • Tổ hợp 4: anh đào (tầng thượng), tuyết tùng (tầng cao), cau (tầng cao), quýt (tầng trung), đào kim nương (tầng trung hoặc thấp), cà phê (tầng thấp).

Một hệ thống nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên hoàn chỉnh cần có tất cả các tổ hợp cùng lúc, đa dạng, bao gồm tất cả các tầng cây, để đảm bảo rằng chiều không gian thẳng đứng được sử dụng hiệu quả và năng lượng ánh sáng mặt trời được khai thác một cách tối ưu, để tạo ra sinh khối tự nhiên ở mức cao nhất.

Nguyên tắc khi trồng cây trong nông nghiệp rừng sinh thái là tầng cây

Mật độ

Mật độ – là số lượng các cá thể trên một khoảng diện tích. Các loại cây hàng năm và lâu năm được khuyến khích trồng ở các khoảng cách đều nhau giống như khi trồng độc canh. Những loài cây này nên được trồng từ hạt giống, với mật độ dày đặc (cho kết quả 10 cây/m2). Theo thời gian, thực hiện tỉa thưa cây để giảm mật độ và cho phép lựa chọn những cây khỏe mạnh để tiếp tục phát triển trong hệ thống, trong khi việc cắt thưa cây sẽ tạo ra sinh khối tự nhiên, điều này đồng nghĩa với việc kích hoạt sự sống trong đất và tăng cường chu trình dinh dưỡng.

Việc trồng cây với mật độ cao cũng mang lại cơ hội làm phong phú thêm hệ thống, ưu tiên cho việc tạo sinh khối đầu vào và tinh giản sự sống trong đất cũng như chu trình dinh dưỡng. Khoảng không gian mà mỗi cây sử dụng khi mới được gieo trồng nhỏ hơn rất nhiều so với khi chúng trưởng thành. Vì vậy, nghĩ về việc tối ưu việc sử dụng không gian qua thời gian, chúng ta cần trồng cây ở mật độ cao khi bắt đầu, vì chỉ một bộ phận trong số đó đạt tới độ trưởng thành.

Trồng cây từ hạt giống

Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên nên hiệu quả về mặt chi phí, vì vậy chúng ta cần nghĩ về việc giảm thiểu nhu cầu chăm bón. Trồng cây từ hạt giống luôn là một lựa chọn tốt vì sẽ đỡ thời gian chăm sóc, và cây có cơ hội phát triển ở nơi thích hợp nhất (trong lòng đất, và kết hợp với các loài). Ghép hoặc trồng từ cây con dễ tạo ra ức chế cho cây và cũng không cho phép trồng ở mật độ cao, và việc ươm cây con cũng tốn nhiều công sức và chi phí hơn.

Vì vậy, bất cứ khi nào có thể, chúng ta nên ưu tiên cho việc gieo hạt giống không canh tác ở mật độ cao. Khi chúng phát triển, chúng ta có thể cắt tỉa bớt để phù hợp với % của mỗi tầng cây.

Một điều quan trọng khác cần lưu ý là cho phép sự tái sinh tự nhiên (natural regeneration), vì các loài phát sinh tự nhiên trong hệ thống nông nghiệp rừng sinh thái cũng nên được đưa vào tổ hợp để quản lý, góp phần vào đa dạng sinh học, tận dụng hiệu quả các khoảng không gian và tạo ra sinh khối cho cả hệ thống.

Còn nữa…

Bài viết chia sẻ của tác giả Do Le Kim Hue

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh