Cam bù Hương Sơn đã được nhạc sĩ Phạm Khánh Nam nhắc đến trong bài hát “Mình về Hà Tĩnh”:
Về nghe em, về say câu ví quê nhà
Say hương bưởi thơm cam bù trái ngọt
Về đi em, về quê anh thăm dòng sông Ngàn Phố
Mùa nước nổi vẫn êm đềm như khúc hát mẹ ru.
Những con người vì miếng cơm nên phải xa quê, thế nhưng tình yêu quê hương, đất nước đã ngấm sâu vào máu thịt của họ. Ca từ da diết, thiết tha về vùng đất Hương Sơn (Hà Tĩnh) của Phạm Khánh Nam phần nào nói lên điều đó.
Hương Sơn – dải đất hai bên bờ sông Ngàn Phố đã sản sinh ra biết bao anh hùng hào kiệt trong ngày xưa và cả ngày nay. Nơi có dòng sông Ngàn Phố thơ mộng và đặc sản cam bù nức danh cả nước, có sức lan tỏa, đặc biệt trong những dịp tết đến xuân về và trên mâm cúng gia tiên không thể thiếu.
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc, xuất xứ cam bù
Cam bù là đặc sản của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Cam bù lọt top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng của Việt Nam được công bố rộng rãi.
Cây cam bù xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1972, do hợp tác xã Thạch Sơn trồng tại vùng núi Kim Nhan. Cam bù tiếp tục được trồng và nhân giống rộng rãi, trở thành giống cây cho năng suất cao, giá trị kinh tế lớn với nhiều hộ gia đình.
Kể từ khi ra hoa đến thu hoạch là 12 tháng, cam chắt lọc tinh túy đất trời để cho ra hương vị đặc biệt nhất. Cứ như vậy cam bù trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống nhân dân, cũng như mê đắm bao thực khách.
2. Đặc điểm cam bù Hương Sơn
Mùa thu hoạch cam bù Hương Sơn bắt đầu từ đầu tháng 12 âm lịch và kéo dài đến qua Tết nguyên đán. Mỗi cây cao khoảng 2m, cho chừng 100 quả, có cây gần 200 quả. Để cho quả không sà xuống mặt đất, người dân đã phải chống cọc tre xung quanh các cành cây. Tuổi thọ trung bình của mỗi cây là 10-15 năm, sau đó phải thay mới.
Cam có quả hình cầu, vỏ dày và mọng nước, lúc chín vỏ màu da cam rất đẹp. Mùi của cam rất thơm và hấp dẫn với mùi đặc trưng của vỏ cam. Trọng lượng trung bình mỗi quả từ 250-300g. Cam bù được trồng ở hầu hết các xã của huyện Hương Sơn nhưng trồng nhiều nhất ở các xã Sơn Bằng, Sơn Trung, Kim Hoa, Sơn Phú, Sơn Hàm, Sơn Trường, Sơn Hồng, Sơn Tây, Sơn Thọ. Vì thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên Đán nên cam bù có giá trị rất cao và đem lại nguồn thu kinh tế lớn cho người dân địa phương.
3. Giá trị của cam bù Hương Sơn
Cam bù Hương Sơn hình thức bên ngoài tròn trỉnh, lúc chín cam có màu sắc vàng ruộm, khi bóc quả cam ăn, du khách không cần phải dùng bất kỳ một loại vật cứng hợp kim nào mà chỉ dùng ngón tay trỏ là bóc được cả quả cam nguyên vỏ, nguyên ruột. Những quả cam chín mọng, múi thường căng đầy mật, khi bóc phải hết sức nhẹ nhàng không để múi cam bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến hương vị tinh khiết của loài quả đặc sản này.
Cam bù giàu vitamin và khoáng chất, giúp giải độc tố, làm đẹp da, mắt sáng. Mỗi ngày thưởng thức 1,2 trái cam bù sẽ làm cho tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, giảm mỡ máu, thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, ăn cam bù rất tốt cho quá trình giảm cân, vị ngọt tự nhiên trong cam bù có thể thay thế các loại đường tinh luyện. Vì vậy nước cam bù thường được pha kèm với các loại trái cây có vị chua khác để dung hòa lượng axit.
4. Cam bù trong tư tưởng con người Hương Sơn-Hà Tĩnh
Người Hương Sơn cho rằng loài cây cam bù này như “vị cứu tinh” những lúc nông dân khốn khó, nhưng cây cam bù khá khó tính bởi loài cây này chỉ chấp nhận bón phân hữu cơ thôi.
Với phương châm của người gieo quả trồng cây vì cái tâm và cái tầm, cam bù Hương Sơn cùng với những con người Hà Tĩnh sẽ mang đến cho khách hàng một loại đặc sản tuyệt vời, ngọt đậm tình người, để rồi bất kì ai “Đi xa cũng muốn về – khổ đau cũng muốn về” với mảnh đất miền Trung thân yêu này. Đó cũng chính là động lực để bà con nông dân ngày một sáng tạo, nỗ lực nâng cao chất lượng, mẫu mã để mở rộng thị trường, tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Có thể bạn quan tâm: