Cách bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng các biện pháp thông dụng và phổ biến

Bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp đất trở nên mềm, tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, thoát nước. Ngoài ra, Chất hữu cơ giúp phân giải tồn dư hóa học có trong đất, các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm cho đất và ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Bên cạnh đó, bổ sung chất hữu cơ giúp dự trữ dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng; tạo môi trường cho vi sinh vật có lợi hoạt động và hạn chế khả năng hoạt động của vi sinh vật có hại cũng như mầm mống sâu bệnh. Từ đó giúp cây trồng có điều kiện phát triển thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi kích thích bộ rễ cây sinh trưởng và phát triển, nâng cao sức khỏe của cây trồng và tạo năng suất cao.

Bổ sung hữu cơ cho đất
Bổ sung hữu cơ cho đất

1. Lợi ích của việc bổ sung chất hữu cơ cho đất

Chất hữu cơ hỗ trợ quá trình hình thành và hoàn thiện các tính chất đất

  • Đối với tính sinh học của đất: Đất được cung cấp đầy đủ chất hữu cơ sẽ giúp tích lũy chất mùn và cung cấp độ phì nhiêu cho đất.
  • Đối với lý tính của đất: Bổ sung chất hữu cơ giúp cải thiện kết cấu đất, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, giữ nước tốt,… thuận lợi cho việc cải tạo đất và chăm sóc cây trồng.
  • Đối với hóa tính của đất: Chất hữu cơ giúp xúc tiến các phản ứng hóa học có trong đất, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đàn hồi cho đất. 

Chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho đất

  • Chất hữu cơ là nguồn cung cấp dưỡng chất cho đất cũng như đóng vai trò là “kho dự trữ chất dinh dưỡng” cho cây trồng cũng như các vi sinh vật có trong đất.
  • Cung cấp lượng lớn khí CO2 giúp thực vật quang hợp dễ dàng hơn.
  • Thành phần chất hữu cơ còn chứa một số chất có hoạt tính sinh học cao giúp kích thích sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ.

Bổ sung chất hữu cơ duy trì độ màu mỡ đất

  • Chất hữu cơ giúp cây trồng chống lại các mầm bệnh gây hại nhờ các hợp chất kháng sinh có trong chất hữu cơ. Đây cũng là môi trường thuận lợi giúp tăng hoạt tính các vi sinh vật có trong đất.
  • Chất hữu cơ giúp phân giải tồn dư của phân hóa học có trong đất.
  • Giúp cố định các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm cho đất và ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

2. Bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng cách nào?

2.1. Bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ là loại phân có chứa hợp chất dinh dưỡng mà khi bón vào đất sẽ giúp:

  • Giúp cải tạo các đặc tính hóa – sinh – lý của đất, bổ sung một lượng lớn acid Humic, chất mùn,…ngăn chặn rửa trôi các chất dinh dưỡng, ngăn chặn xói mòn đất. Cải tạo độ phì nhiêu, độ tơi xốp cho đất.
  • Bổ sung thúc đẩy giúp hệ sinh vật đất phát triển, phân giải các chất khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng. Đồng thời, khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, gia tăng hiệu quả hấp thu phân bón.
  • Cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh.
Phân bón hữu cơ chứa các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng
Phân bón hữu cơ chứa các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng

Các loại phân này thường được làm nên từ:

  • Phân chuồng: bò, lợn, dê,…
  • Phân xanh.
  • Than bùn.
  • Rác thải và các chất hữu cơ khác,…

2.2 Bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng vật liệu hữu cơ

Vật liệu hữu cơ như cành cây, thân cỏ, rơm rạ, mùn cưa, bã mía,…khi bổ sung vào đất sẽ giúp:

  • Giữ ẩm đất, giúp tăng khả năng duy trì độ ẩm đất.
  • Ngăn chặn sự ảnh hưởng từ thời tiết đến các mầm sống. Phủ một lớp vật liệu hữu cơ lên bề mặt của đất trồng sau khi gieo hạt sẽ giúp giảm thiểu được tác động của thời tiết như mưa, gió,..lên những mầm sống. Giúp những mầm sống này được bảo vệ một cách toàn diện, đồng thời có thể phát triển khỏe mạnh và cứng cáp hơn.
Vật liệu hữu cơ giữ ẩm đất
Vật liệu hữu cơ giữ ẩm đất
  • Vật liệu hữu cơ làm đất tơi xốp. Khi trộn các vật liệu hữu cơ vào đất, tác dụng lớn nhất chính là giúp cho đất trở nên tơi xốp hơn, khả năng thoát nước tốt hơn, giữ ấm tốt hơn. Từ đó, sẽ giúp oxy lưu thông tốt hơn trong lòng đất.
  • Vật liệu hữu cơ sẽ là thức ăn cho sinh vật và vi sinh vật tạo điều kiện cho chúng sinh trưởng và phát triển.
Vật liệu hữu cơ bảo vệ mầm sống
Vật liệu hữu cơ bảo vệ mầm sống

Có thể chia vật liệu hữu cơ làm 2 loại:

  • Vật liệu hữu cơ cải tạo đất có chứa nhiều thành phần như cellulose, lignin như vỏ bào, mùn cưa, rơm rạ, vỏ trấu, bã mía,…
  • Vật liệu hữu cơ cung cấp dinh dưỡng là các loại cây như cây họ đậu, cây phân xanh, phân cá, bánh dầu, đậu tương, cỏ dại,…

Bổ sung chất hữu cơ cho đất là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tạo độ phì của đất. Chất hữu cơ có nhiều chức năng, mà những chức năng đó là yếu tố quyết định cho sự thành công của nông dân. Vì thế, hiểu rõ các cách bổ sung khác nhau của chất hữu cơ giúp nông dân có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình quản lý đất.

Xem thêm về:

Tầm quan trọng của chất hữu cơ trong đất

Cách làm đất giàu dinh dưỡng ít tốn kém

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh