Trồng keo phục hồi rừng, cải tạo các vùng đất thoái hóa là một giải pháp nhanh chóng hiệu quả. Nếu quản lý đúng nó còn mang đến lợi ích kinh tế bền vững, đa dạng môi trường sinh thái.
Nội dung bài viết
1. Vai trò của cây keo trong phục hồi rừng và cải tạo đất
Trồng keo mang lại nhiều lợi ích thiết thực khi được trồng có quy hoạch và biện pháp quản lý .
• Trồng keo giúp Phục hồi đất suy thoái. Cây keo thuộc họ đậu, nổi bật với khả năng sinh trưởng nhanh và chịu được điều kiện khắc nghiệt. Bởi vậy, Keo được chọn làm cây tiên phong phục hồi rừng và cải tạo những vùng đất thoái hóa.
• Che phủ tầng đất mặt. Trồng keo ở những khu vực đất trống, đồi dốc giúp hạn chế tốc độ của dòng chảy. Giúp bảo vệ đất mặt khỏi xói mòn rửa trôi.
• Tăng cường tái sinh tự nhiên. Nhờ khả năng che bóng và giữ ẩm. Keo tạo môi trường thuận lợi cho các loài cây gỗ lâu năm phát triển dưới tán. Điều này giúp duy trì và tăng cường đa dạng sinh học, đồng thời cải thiện độ phì của đất.
2. Thiết lập hệ sinh thái đa dạng
Trên những vùng đất đã trồng keo, việc giữ lại các loài cây rừng tự tái sinh là bước quan trọng để tạo ra hệ sinh thái đa loài, đa tầng. Người trồng có thể bổ sung thêm các loài cây lấy gỗ khác. tùy thuộc vào mức độ khép tán của cây keo trong các giai đoạn phát triển khác nhau.
• Giai đoạn cây keo phát triển ban đầu:
Khi tầng tán rừng chưa ổn định, các loài cây ưa sáng như muồng đen, xoan đào, bạch đàn, xoài, mít, tre có thể được trồng bổ sung để tăng cường tính đa dạng.
• Sau khi khép tán ổn định:
Khi tầng tán đã ổn định, có thể đưa vào các loài cây chịu bóng như: Dó bầu, trắc, gõ, lim, hương. hoặc các loại dược liệu dưới bóng như gừng, nghệ, thảo quả, khôi nhung. Những cây này không chỉ có nguồn thu đầu vào ngắn, trung và dài hạn mà vẫn đóng vai trò kiểm soát cỏ dại và duy trì độ ẩm tự nhiên cho đất.
Một yếu tố quan trọng cần chú ý là mật độ trồng và phương pháp quản lý cây keo. Nếu trồng keo quá dày, ánh sáng không thể xuyên suốt xuống mặt đất, cản trở sự phát triển của cây trồng xen canh. Nếu keo quá thưa, cỏ dại có thể phát triển quá mức dẫn cạnh tranh dinh dưỡng, không gian đối với các cây trồng khác. Mật độ khuyến nghị cho cây keo là từ 2,5-5m. tùy thuộc vào điều kiện đất đai và loài cây trồng xen canh. Đồng thời, cần thường xuyên kiểm tra cắt tỉa để đảm bảo độ sáng vừa đủ cho cây trồng dưới keo phát triển.
3. Lợi ích kinh tế bền vững
Trồng keo mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn. Nhưng về lâu dài, việc đầu tư vào hệ đa loài rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Các loài cây gỗ lâu năm như phiến, gõ, lim, hay dó bầu sau 20-50 năm có thể mang lại giá trị kinh tế vượt trội so với trồng keo độc canh.
Ví dụ, trong một chu kỳ trồng keo lợi kéo dài 5 năm. doanh thu có thể đạt khoảng 100-150 triệu đồng/3ha. Trong khi đó, nếu đầu tư vào các loài cây gỗ lâu năm, giá trị kinh tế có thể đạt được nhiều hơn trong vòng 20-50 năm. Đó là chưa kể đến những lợi ích về môi trường và hệ sinh thái. Điều này cho thấy sự khác biệt giữa lợi ích ngắn hạn và lâu dài khi so sánh mô hình trồng keo độc canh với hệ thống đa loài rừng.
4. Ứng dụng cây keo trong mô hình vườn rừng tại trang trại Hữu Cơ Gen Green
• Diện tích triển khai: 1,5 ha, mật độ trồng 4m x 4m
• Mục tiêu: Cải tạo đất, phục hồi hệ sinh thái theo tiêu chuẩn hữu cơ của USDA và EU.
• Cây trồng chính: Cù đèn, Đu đủ, Trôm, Mít, Nhãn, Bơ, Chuối hột rừng, Thổ Cao Ly Sâm…
• Cây sinh khối: Keo, Trôm, chuối hột rừng, đậu săng, cỏ sả lá lớn, cỏ vetiver.
• Kết quả đạt được:
Cây keo có tán cao, phát triển nhanh, tạo bóng mát nhanh cho khu vườn. Giúp giảm lượng nước tưới trong mùa khô. Duy trì độ ẩm cho các cây trồng dưới tán chống hạn. Vào mùa mưa, cắt tỉa cành để tạo không gian phát triển cho các cây trồng dưới tán. Đến năm thứ 4, loại bỏ cây keo khi các cây thân gỗ đã trưởng thành. Trong quá trình phát triển, cây keo đã được cắt 2 lần mỗi năm. Mang đến một lượng lớn hữu cơ cho khu vườn. Giúp cải thiện độ màu của đất.
• Kinh nghiệm quản lý và kết hợp các loài cây dưới Keo.
– Chỉ cắt tỉa cành nhánh, không nên cắt thân chính hoặc ngọn. Chỉ cắt tỉa ngọn cây sau 2-3 năm trồng.
– Cắt tỉa 2-3 lần/năm để tạo điều kiện cho cây trồng bên dưới phát triển.
– Chỉ nên cắt tỉa keo trong mùa mưa. Không cắt tỉa và mùa khô
– Phù hợp trồng xen với các loại cây gỗ hoặc cây bụi lâu năm. Không phù hợp với cây rau ngắn ngày.
– Nên bổ sung thêm các cây sinh khối thân gỗ to để tăng cường hiệu quả che mát và hiệu quả lâu dài như: Trôm, Muồng đen, Bạch đàn, Núc nác…
Với vai trò là cây tiên phong, keo không chỉ giúp cải thiện đất đai mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài cây khác. Việc áp dụng phương pháp canh tác bền vững này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho môi trường và cộng đồng.