pH đất trồng – độ chua của đất

Đề cập đến tính chua, tính kiềm và trung tính trong đất, thì nước ta chủ yếu là đất chua (pH thấp) do điều kiện thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa. pH thấp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng dễ tiêu của các chất dinh dưỡng có trong đất.

pH càng thấp thì Fe2+, Al3+ và Mn2+ di động càng nhiều, các ion này có thể gây độc cho cây. Ngoài ra pH thấp sẽ làm Al3+ kết hợp với PO43- tạo thành AlPO4  giữ chặt  lân trong đất, làm cho cây trồng thiếu lân mặc dù lân trong đất có thể rất nhiều.

Đất chua thì các nguyên tố vi lượng như (Fe, Mn, Cu, Bo,…) dễ hòa tan; vì thế khi bón vôi thường nên bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng cho đất.

pH quyết định đến độ tan của dinh dưỡng trong đất

Đa số các cây trồng sinh trưởng và hút các chất dinh dưỡng thuận lợi trong khoảng pH từ ít chua đến trung tính (5,5 – 7)

Độ pH Các chất dinh dưỡng cây trồng dễ hấp thu
6 – 8 N, K, S được cây hút mạnh
6,2 – 7 P được cây hút tốt nhất
7 – 8,5 Ca, Mg, Mo
5 – 7 Bo, Cu, Zn
4,5 – 6 Fe

Lưu ý: pH đất quyết định đến độ hữu dụng (dễ tiêu) của dinh dưỡng trong  đất, cây hấp thụ lượng dinh dưỡng này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Do đó, pH đất chỉ là một trong những yếu tố quan trọng, chứ không phải là quan trọng nhất.

pH quyết định đến độ tan của dinh dưỡng trong đất

pH thấp khiến kết cấu đất bị thoái hóa

Trên đất chua (pH < 5,5) sẽ xẩy ra qua trình thoái hóa khoáng sét (các khoáng sét có dung tích hấp thu lớn sẽ chuyển thành các khoáng sét có dung tích hấp thu nhỏ)

Ví dụ: Montmorillonit, illit chuyển dần thành khoáng kaolinit có khả năng hấp phụ kém. Trong điều kiện chua tiếp diễn lien tục, khoáng kaolinit biến dần thành hydragilit và thạch anh thứ sinh không còn khả năng hấp thu nữa làm cho đất bạc màu nghiêm trọng (mất khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng).

Độ pH có liên quan đến dịch hại trong đất?

Có một câu hỏi được đặt ra đó là: có phải pH đất thấp sẽ làm cho nấm bệnh phát triển mạnh và hạn chế sức phát triển của nấm có lợi không ?

Xin thưa là không, pH thấp kể cả nấm có hại và có lợi đều phát triển được. Vậy nếu cả 2 đều phát triển, tại sao nấm có hại lại có thể gây hại cây trồng ? Có hai cách lý giải:

Cách thứ nhất: do pH thấp làm ảnh hưởng đến tính dễ tiêu của các chất dinh dưỡng trong đất khiến cây trồng hấp thu kém, đề kháng yếu, sinh trưởng kém, dịch tiết không đủ cho nấm có lợi phát triển. Vì vậy, đây chính là điểu kiện hết sức thuận lợi để mầm bệnh tấn công gây hại cây trồng.

Cách thứ hai: do pH thấp cộng với việc thiếu chất hữu cơ thường gây ra hiện tượng bí chặt đất, gây ra hiện tượng yếm khí, rễ cây sẽ bị hư hại. Đây cũng chính là một nguyên nhân.

pH đất trồng liên quan đến các dịch hại trong đất

Nguyên nhân gây chua đất

Đất bị chua do 4 nguyên nhân chính sau:

Mất lớp che phủ thực vật: Nhiệt độ càng cao và lượng mưa càng lớn thì quá trình phá hủy đá và rửa trôi càng cao. Trong điều kiện lượng mưa lớn hơn lượng nước bốc hơi thì một phần nước mưa sẽ di chuyển xuống tầng sâu của đất mang theo các chất dinh dưỡng dễ tan như các ion kim loại và kiềm thổ là Na+, K+,  Mg2+,  Ca2+ làm cho đất hóa chua.

Không trả lại đầy đủ dinh dưỡng cho đất: Trong thời gian sinh trưởng, cây trồng sẽ hút và tích lũy dinh dưỡng trong thân, quả,… Các chất dinh dưỡng này chủ yếu là các chất kiềm như Na+, K+,  Mg2+,  Ca2+. Các chất kiềm này mất đi mà không được bù đắp đầy đủ sẽ làm đất thiếu kiềm, hay còn gọi là hóa chua.

Đất bị yếm khí, kém thông thoáng: Trong quá trình vi sinh vật phân giải chất hữu cơ (đặc biệt trong môi trường yếm khí) sẽ sinh ra nhiều acid hữu cơ làm đất bị hóa chua. Bởi vậy, đất quanh năm bị ngập nước, đất lầy thụt và phần lớn đất than bùn đều bị chua.

Do phân bón: Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì đây không phải là nguyên nhân chính. Những loại phân có thể làm đất bị chua bằng cơ chế này gọi chung là phân chua sinh lý. Một số loại phân như supe lân trong thành phần thường chứa một lượng acid dư nhất định nên khi bón vào đất sẽ làm đất chua thêm.

Xem thêm: Cải tạo đất xấu và khắc phục pH đất thấp

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh