Những lợi ích từ việc trồng cây dọc đường ranh giới

Trong canh tác nông nghiệp sinh thái, việc bảo tồn nguồn đa dạng sinh học tại nơi canh tác luôn là ưu tiên hàng đầu và mang đến nhiều giá trị bền vững. Ngoài các biện pháp về canh tác, sử dụng thiên địch, thuốc trừ sâu sinh học,… thì việc tận dụng những khoảng đất dọc đường ranh giới cũng vô cùng hữu ích cho việc tăng đa dạng sinh học. Vậy sử dụng đất ranh giới mang đến những lợi ích gì? Tận dụng tối đa bằng biện pháp nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Tận dụng đất ranh giới để làm gì?

Để tạo lập được vùng canh tác sinh thái, bắt buộc vùng canh tác phải được bảo vệ bởi một khoảng đất cách ly với khu vực khác. Đây được gọi là vùng đất ranh giới. Thông thường, người canh tác luôn nghĩ đây là phần đất phải bỏ đi, chỉ có tác dụng làm vùng đệm. Nhưng trên thực tế, khoảng đất nhỏ đó cũng có thể mang đến nhiều lợi ích khi được tận dụng trồng cây và cỏ.

2. Lợi ích của việc trồng cây dọc đường ranh giới

2.1 Kiểm tra sự xói mòn đất

Một trong những nguyên nhân chính gây xói mòn đất là mưa to vào mùa mưa và đất trống. Đất mặt sẽ bị rửa trôi vì mưa to nếu không bảo vệ vùng đất ranh giới. Đôi khi mưa to không những cuốn trôi đất mặt mà còn dẫn đến sạt lở vùng ranh giới.

Có thể giải quyết tình trạng xói mòn bằng cách trồng cây bụi, cây gỗ lâu năm và cỏ vetiver,… ở khu vực ranh giới. Rễ cây và cỏ giúp giữ đất chắc chắn nên vùng ranh giới không bao giờ bị sạt lở và còn kiểm tra được sự rửa trôi đất mặt. Vấn đề này sẽ được giải quyết trong vòng khoảng một năm sau khi trồng cây và cỏ. 

2.2 Chắn gió

Cây chắn gió dọc khu vực đường ranh giới rất tốt cho việc bảo vệ cây trồng khỏi gió lớn. Khi bắt đầu mùa mưa, gió lớn gây ảnh hưởng đến cây trồng, cách này sẽ giúp hạn chế được thiệt hại. 

2.3 Sản xuất chất hữu cơ 

Vùng ranh giới thường không được dùng để sản xuất. Nếu trồng cây và cỏ tại đây thì có thể tạo ra một nguồn chất hữu cơ để trả lại cho đất như phân xanh, compost. Những cây lâu năm hấp thụ ánh sáng mặt trời quanh năm và các chất dinh dưỡng nằm sâu dưới tầng đất mà các cây hàng năm không sử dụng được. Nên sản xuất ra một lượng lớn sinh khối hữu cơ giàu dinh dưỡng. 

2.4 Sản xuất cỏ khô

Thân lá cây họ đậu và các loại cỏ là nguồn cỏ khô rất tốt cho vật nuôi. Giúp người chăn nuôi hạn chế một phần chi phí. Chủ động được nguồn thức ăn cũng như đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm từ động vật.

2.5 Sản xuất nhiên liệu 

Việc thiếu hụt nhiên liệu ở khu vực nông thôn rất thường gặp phải. Người dân nông thôn sử dụng hầu hết các chất hữu cơ có sẵn (rơm rạ, thân cành lá cây trồng,…) làm chất đốt. Đồng nghĩa với việc họ không sử dụng các chất này làm phân bón cho đất. Trong khi đó, cây trồng ở vùng ranh giới có thể cung cấp thân cành làm chất đốt để giải quyết vấn đề về nhiên liệu. 

2.6 Tăng sự đa dạng

Bên cạnh những tác động trực tiếp, còn có một ảnh hưởng gián tiếp rất quan trọng là xây dựng sự cân bằng hệ sinh thái trên đất trang trại. Nhiều loại cây lâu năm và cỏ làm tăng tính đa dạng thực vật và tạo môi trường sống cho các loài động vật, thiên địch (chim, nhện, cóc, kiến, ong,…), từ đó khống chế côn trùng gây hại. Chính tính đa dạng đã tạo nên sự cân bằng hệ sinh thái. 

3. Nên trồng loại cây gì?

Vùng đất ranh giới có diện tích không lớn, do đó có thể trồng các loại cây cỏ, cây bụi hay cây gỗ lâu năm.

Cây cỏ: Cỏ sả, cỏ voi, cỏ vetiver,…

Cây bụi: Cây họ đậu, cây họ cúc, chuối, chùm ngây,…

Cây gỗ lâu năm: Đỗ mai, giáng hương, phi lao, bạch đàn, keo tai tượng,…

>> Tìm hiểu thêm: Các loài cây cỏ giúp cải tạo đất

Tham gia Khóa học “Nghệ thuật sử dụng vi sinh” để giải quyết tận gốc tất cả vấn đề mà cây trồng đang gặp phải.

BẤM VÀO LINK ĐĂNG KÝ NGAY 👉 Khóa học “Nghệ Thuật Sử Dụng Vi Sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh