Độ pH là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và các vi sinh vật sống trong đất. Nước ta chủ yếu là đất chua nhưng phần lớn mọi người chưa biết điều chỉnh và ổn định độ pH đúng cách. Vì thế nên pH lên được vài tháng xong lại xuống. Hoặc cũng có thể tăng một cách đột ngột dẫn đến tình trạng rối loạn dinh dưỡng cho cây.
1. Cách nâng cao độ pH
Nguyên lý để điều chỉnh độ pH là dùng những nguyên liệu có tính kiềm để cân bằng độ chua trong đất. Thông thường người ta thường bón vôi. Nhưng nếu sử dụng nhiều gây hại cho đất cũng như vi sinh vật sống trong đó.
Khi nhắc đến nâng cao độ pH, chúng ta thường nghĩ ngay đến lân và vôi mà bỏ quên tro cũng có thể làm được. Tro có tính kiềm cao, một số loại tro như tro trấu, tro rơm còn chứa silic nên tác dụng rất tốt trên những vùng đất chua, đất phèn, bạc màu, thoái hoá… Ngoài ra, thành phần Kali trong tro thuộc dạng K2CO3 là dạng kali quý, có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh pH.
Tro có thể nâng pH một cách nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng đến đất và cây trồng. Ngoài ra, nó còn bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như lân, kali, canxi, magie…

2. Cách ổn định độ pH đất lâu dài
Để ổn định được độ pH lâu dài chúng ta cần hạn chế sự rửa trôi các ion Ca, Mg, K, Si… đồng thời bổ sung thêm lượng Ca, Mg cho đất. Thông qua các biện pháp sau:
2.1 Nuôi dưỡng thảm cỏ che phủ
Việc nuôi dưỡng thảm cỏ giúp bảo vệ đất khỏi tình trạng xói mòn, rửa trôi. Các chất hữu cơ, dinh dưỡng và các ion kiềm ở tầng mặt không bị mất đi. Ngoài ra, che phủ còn giúp đất giữ nước, giữ ẩm tốt hơn. Hạn chế quá trình bốc hơi nước do thời tiết nắng nóng. Đặc biệt, lượng mùn hữu cơ từ việc cắt tỉa còn giúp đất ngày càng tơi xốp, phí nhiêu, độ pH ổn định.
Một số loại cỏ chúng ta nên để cải tạo đất chua là cỏ bản địa ngoài vườn, cỏ lạc dại, xuyến chi, thài lài…
2.2 Bổ sung hữu cơ
Việc này giúp bổ sung lại cho đất những chất kiềm mà cây đã dùng để nuôi cây. Bổ sung hữu cơ giúp đất tơi xốp, thoáng khí, giữ nước và dinh dưỡng tốt hơn, giúp cải tạo tình trạng đất chua.
Đồng thời, khi bổ sung hữu cơ sẽ giúp tăng cường sự hoạt động của các sinh vật đất. Giúp phân giải chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thụ, từ đó ổn định độ pH.
Có thể bổ sung hữu cơ bằng các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân ủ từ rác bếp, phân NPK hữu cơ,… Hoặc bằng các vật liệu hữu cơ như xã bã thực vật, thân chuối, bèo, dã quỳ, cỏ lào…
2.3 Sử dụng vôi
Như chúng ta đã biết, vôi là loại vật chất dùng để nâng pH, giảm chua cho đất trồng. Một số loại vôi các nhà vườn thường sử dụng như vôi bột đá (CaCO3), vôi nung (CaO), vôi dolomite (CaMg(CO3)2). Tuy nhiên, ưu tiên sử dụng vôi dolomite để bón cho đất. Vì nó vừa bổ sung canxi, vừa bổ sung Magie lại không gây nóng cho cây.
2.4 Hạn chế sử dụng phân bón hoá học và thuốc BVTV
Việc bón một lượng lớn phân bón hóa học, lạm dụng các loại thuốc BVTV vào đất. Cùng với thói quen ít bổ sung hữu cơ trong một thời gian dài là tác nhân gây chua đất. Chính vì thế, nhà vườn cần lưu ý hạn chế, thậm chí là nên dừng hẳn và chuyển qua sử dụng các loại phân bón hữu cơ.
Về sâu bệnh gây hại, nên xử lý bằng các chế phẩm sinh học. Vừa giúp cải tạo đất, vừa ổn định độ pH không làm đất bị chua.
Xem thêm: Chăm sóc đất