7 lý do để lựa chọn phân NPK hữu cơ bón cho cây trồng

Ông bà ta từ xưa đã có kinh nghiệm sử dụng phân hữu cơ trong canh tác nông nghiệp. Các loại phân được sử dụng phổ biến như: phân bò, phân gà, phân đạm cá, các loại phân xanh hoặc dùng trực tiếp các loại xác bã thực vật để trả lại dinh dưỡng cho đất. Ngoài NPK thì phân hữu cơ còn chứa các loại vitamin, protein và các dưỡng chất thiết yếu khác mà cây trồng cần. Các chất hữu cơ có trong phân hữu cơ có tác dụng đặc biệt quan trọng trong việc cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, màu mỡ và là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật đất phát triển.

Ngày nay vai trò của phân hữu cơ lại càng quan trọng. Khi người nông dân hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón vô cơ đến môi trường đất, nước. Khi nền nông nghiệp đang chuyển mình sang sản xuất hữu cơ, thuận tự nhiên thì việc sử dụng phân hữu cơ trở thành xu hướng tất yếu.

Dưới đây là 7 lý do để chúng ta sử dụng phân NPK hữu cơ thay thế NPK tổng hợp.

1. Phân hữu cơ làm tăng chất lượng nông sản và tăng năng suất

Khi bón phân vô cơ (NPK) thì cây trồng chủ yếu được cung cấp thêm đạm, lân và kali. Nhưng khi bón phân hữu cơ, thì cây trồng sẽ được cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Ngoài NPK thì nó còn chứa rất nhiều loại vitamin, protein và các khoáng chất tự nhiên. Các loại vitamin, protein và các khoáng chất tự nhiên này giúp cho nông sản có hương vị đặc trưng, “hương vị của tự nhiên“, hương vị truyền thống mà khi ta ăn các loại nông sản hiện nay khó có thể có được. Các loại nông sản về mặt sinh học càng gần với tổ tiên hoang dã của chúng, được trồng theo cách thuận tự nhiên nhất thì hương vị và giá trị dinh dưỡng càng cao. Ngoài làm thức ăn thì nó còn là những liều thuốc bổ tuyệt vời nhất cho sức khỏe con người.

Vườn Táo trồng tự nhiên của ông Kimura

Cây trồng được bón phân NPK hữu cơ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn, miễn dịch tốt hơn và tuổi thọ cây bền hơn nên xét về dài hạn thì nó mang lại năng suất cao hơn so với cây trồng bón phân vô cơ

2. Phân NPK hữu cơ giúp đất tơi xốp và tăng độ phì

Khi bón phân hữu cơ, dưới tác động của vi sinh vật phân giải,độ ẩm và nhiệt độ, các hydrat cacbon sẽ được phân giải chậm thành mùn, axit humic, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Quá trình này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Tùy vào chất liệu phân và điều kiện khí hậu, thời tiết, cũng như môi trường đất. Do đó, bón phân hữu cơ sẽ cải thiện cấu trúc đất, làm đất tơi xốp hơn, giàu mùn.

3. Thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đất

Phân bón NPK hữu cơ là thức ăn của các loài vi sinh vật đất. Bên cạnh đó bón phân hữu cơ giúp làm tăng độ pH, giảm độ chua đất sẽ tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật trong đất phát triển.

Chưa kể trong các loại phân hữu cơ đã tồn tại sẵn các loại vi sinh vật có lợi. Khi được bón vào đất sẽ góp phần làm đa dạng hệ vi sinh vật đất.

Phân NPK hữu cơ thúc đẩy sự phát triển của sinh vật đất

4. Hạn chế xói mòn, rửa trôi, tiết kiệm nước tưới

Các chất hữu cơ trong đất có tác dụng làm đất tơi xốp, tăng khả năng thấm thoát nước. Việc bón phân hữu cơ là biện pháp hữu hiệu giúp chống xói mòn đất và rửa trôi dinh dưỡng khi trời mưa lớn đặc biệt ở những khu vực đất có độ dốc cao.

Vào mùa nắng, các chất hữu cơ giúp hạn chế khả năng bốc thoát hơi nước và giữ ẩm tốt đất. Nhiệt độ trong đất được điều hòa tốt hơn, đất không bị nóng lên đột ngột hoặc hạ nhiệt độ xuống thấp trong một thời gian ngắn.

5. Bón phân NPK hữu cơ giúp giảm sâu, bệnh hại

Với việc thâm canh cao như hiện nay sẽ làm cho cây phát triển nhanh về cành, lá rậm rạp, dễ thu hút các loại côn trùng đến phá hại. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại nấm hại phát triển trên các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, cành, trái… Phân hữu cơ giúp cây cứng cáp hơn, lá dày, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chịu đựng các điều kiện bất lợi cũng tốt hơn. Do vậy, cây ít bị sâu bệnh hại tấn công.

6. Hạn chế sử dụng phân, thuốc hóa học

Bón phân hữu cơ giúp cây phát triển cân đối, khỏe mạnh và có sức đề kháng cao. Môi trường đất sạch, bộ rễ cây nhiều, đâm sâu. Các loại nấm có hại cũng không có điều kiện phát triển. Do vậy, trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông dân được khuyến cáo hạn chế dùng thuốc hóa học để bảo vệ cây trồng.

Đối với đất trồng lúa, ngô, các loại cây ngũ cốc… sau khi thu hoạch, phần hạt được lấy đi, còn lại những phần con người không sử dụng được như thân, lá, lõi ngô sẽ được nghiền nát và trả lại ngay cho đất thì đất sẽ ít bị bạc màu. Việc giữ cho đất có hàm lượng mùn 5-6% cùng với bón phân hữu cơ thường xuyên, đầy đủ có thể giảm lượng phân hóa học từ 70-80%.

7. Tốt cho sức khỏe con người và vật nuôi

Các chất hữu cơ có khả năng hấp thụ hoặc giữ lại các chất hòa tan độc hại có trong nước như: H2S, dư lượng phân hóa học Nitrat, Sunfat, Clor… Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm, oxy,… các chất độc sẽ dần bị phân hủy thành chất ít hoặc không độc hại cho người và động vật.

Phân NPK hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường, trong khi phân hóa học để lại dư lượng gây chua đất và ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt ảnh hưởng đến các vùng dân cư sinh sống ở gần nơi sản xuất nông nghiệp. Phân hữu cơ và các vi sinh vật có lợi trong đất đóng vai trò như nhà máy chế biến các chất độc hại (H2S, CO2, NH3, CH4,…) thành các hợp chất không độc hại. Nguồn nước cũng được làm sạch hơn và an toàn đối với người và gia súc.

Xem thêm:

Bạn muốn hiểu rõ hơn về cây trồng của mình để chăm sóc cây đúng. Bấm vào đây để xem chi tiết 👇

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh