Na là loại cây ăn quả khá phổ biến và được ưa chuộng tại các tỉnh phía Bắc.  Na ưa sống ở vùng đất thoáng, chịu hạn và chịu rét tốt nhưng chống trũng kém. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ đạt năng suất cao khi được trồng ở đất nhiều màu và bón phân. Có thế thì cây mới không bị già cỗi, nhiều hạt, ít thịt.

Những năm gần đây, trái na mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, bà con thường phải đối mặt với những loại sâu bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ. Trong đó không thể không kể đến sâu đục trái na.

1. Đặc điểm gây hại của sâu đục trái na

Sâu đục trái na là ấu trùng của một loại bướm đêm, hay người ta còn gọi là Ngài. Sâu đục trái được nở ra từ trứng của chúng. Nó có kích thước khoảng 20-22mm, đầu nhỏ, màu nâu đen. Thân của sâu màu hồng hồng, càng lớn càng đậm màu hơn.

Bướm đêm hoạt động mạnh vào ban đêm, chúng đẻ trứng ở gần cuống trái hoặc những cái kẽ trên trái na khi trái còn non. Sau đó, khi sâu nở, chúng đục qua vỏ trái rồi vào bên trong phần thịt trái để cắn phá rồi ăn phần thịt trái. Khi đó, bên ngoài vỏ trái có lớp phân màu đen đùn ra, dính thành từng cục, từng dải. Bên trong một trái na có thể chứa nhiều con sâu non cắn phá.  

Sâu đục trái na tấn công và gây hại từ lúc trái na còn rất nhỏ cho đến khi trái lớn gần thu hoạch. Đặc biệt, gây thiệt hại nặng nhất vào giai đoạn trái sắp thu.

Quả non khi bị sâu tấn công sẽ làm rụng sớm. Đối với quả trưởng thành sẽ gây thối rồi rụng. Những quả chưa rụng thì chất lượng kém, gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho người trồng.

sau duc trai na 2 2 1
Bướm đêm hay còn gọi là Ngài

2. Biện pháp phòng trừ và xử lý sâu đục trái na

Biện pháp xử lý

  • Đối với những quả na đã bị sâu đục trái dù là còn trên cây hay đã bị rụng xuống thì bà con cần tiến hành cắt tỉa, thu gom. Sau đó ngâm vào nước vôi 24h để diệt sâu non, tránh để chúng hoá nhộng rồi thành bướm trưởng thành.
  • Tiếp đến, sử dụng chế phẩm sinh học WAO AKA + FILY phun lên tất cả các trái ở trong vườn để xua đuổi bướm đêm (Ngài), tiêu diệt trứng chưa nở cũng như ấu trùng sâu non.
  • Bà con cần phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.
sau duc trai na 3
Lớp phân đen đùn ra bên ngoài lớp vỏ

Biện pháp phòng ngừa

  • Có thể bao trái bằng túi vải, túi lưới hoặc túi giấy để hạn chế bị bướm đêm đẻ trứng lên quả. Nhưng trước khi bao trái cần phun Mocabi+Siêu đồng để sát khuẩn, cung cấp vi sinh vật có lợi lên trái. Giúp trái trong thời gian bao trái gặp tình trạng ẩm ướt nhưng không bị nấm khuẩn tấn công.
  • Thiết kế bẫy thành trùng quanh vườn.
  • Phun phòng định kỳ bằng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA. Nhằm tiêu diệt trứng sâu và sâu non đang cắn phá trái.
  • Bảo vệ và phát triển những loài thiên địch của sâu đục trái như kiến vàng, ong ký sinh…
  • Bổ sung và cân đối cho cây khoẻ mạnh, đề kháng tốt, vỏ cứng cáp hạn chế sự tấn công của sâu đục trái.
  • Tiến hành cắt tỉa loại bỏ những trái méo mó, kém phát triển trong giai đoạn trái non. Hạn chế tình trạng trái chùm dễ bị sâu đục trái tấn công.

Đặc biệt, bà con cần thường xuyên thăm khám vườn để kịp thời phát hiện sâu đục trái na gây hại để có những biện pháp xử lý phù hợp. Tránh để lại hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho bà con.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *