Na là một loại trái cây ngon và được nhiều người tiêu dùng yêu thích. Để trồng được vườn na đạt năng suất cao, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa dạng cho cây trồng. Ngoài ra cần nắm được biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách điều trị các loại sâu, bệnh trên cây na để điều trị bệnh cho cây kịp thời.
5 loại bệnh thường xuất hiện trên cây na có thể kể đến như: vàng lá thối rễ, thán thư, rệp sáp, sâu đục quả và bọ vòi voi hại hoa.
Nội dung bài viết
1. Bệnh vàng lá thối rễ trên cây na
Biểu hiện:
- Trên lá: gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam, rất dễ rụng.
- Trên quả: Quả nhỏ, ít quả và bị rụng sớm.
- Rễ cây: Rễ bị thối từ rễ nhỏ lan vào rễ lớn, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, rễ dần mất khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Khi bệnh nặng: toàn bộ rễ bị thối đen, không còn nước và chất dinh dưỡng dẫn đến cây chết khô.
Nguyên nhân: Bệnh vàng lá thối rễ trên cây na do nấm Phytophthora và Fusarium gây ra. Đất trồng quá ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để các loại nấm này tấn công rễ cây. Khi bị nấm tấn công, bộ rễ bị suy yếu, thối và mất khả năng hút nước và chất dinh dưỡng cho cây. Dẫn đến cây bị héo úa, lá chuyển vàng, đến khi kiệt sức cây chết.
Giải pháp:
- Trị bệnh: Đối với cây đã bị bệnh, cần Sử dụng bộ giải pháp đặc trị vàng lá thối rễ để trị bệnh kịp thời cho cây. Ngoài ra có thể kết hợp bổ sung thêm amino acid giúp cây phục hồi nhanh.
- Với những cây bệnh đã chết: cần thu gom tàn dư cây trồng để tiêu hủy, tránh để lây bệnh trở lại cho những cây khác.
- Thường xuyên thăm khám vườn, cắt tỉa tạo tán hợp lý, giữ cho vườn trồng khô thoáng, thoát nước tốt vào mùa mưa.
- Bổ sung phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục đã ủ với nấm Trichoderma để phòng bệnh lâu dài cho vườn cây.
2. Bệnh thán thư trên cây na
Nguyên nhân: Bệnh thán thư trên cây na do nấm colletotrichum gloeosporioides gây ra. Chúng phát sinh và phát triển trong điều kiện ẩm độ cao do mưa kéo dài hoặc sương mù nhiều. Đặc biệt là khi cây ra đọt và lá non.
Vườn trồng mật độ dày, thiếu ánh sáng sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh. Bên cạnh đó cây trồng không được chăm sóc đúng cách, bón phân thiếu cân đối. Đất trồng không được cải tạo, vệ sinh là những yếu tố làm bệnh phát triển và lây lan nhanh.
Giải pháp: Khi cây trồng đã có dấu hiệu nhiễm bệnh, tiến hành tắt tỉa, thu gom cành lá đã nhiễm bệnh đem ra ngoài vườn tiêu hủy, tránh lây lan. Sử dụng nấm đối kháng kết hợp với Nano đồng phun xịt lên cành lá để sát khuẩn và diệt nấm.
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và xử lý kịp thời. Tỉa cành tạo tán hợp lý để đảm bảo vườn thông thoáng, đủ ánh sáng để ẩm độ trong vườn không quá cao. Cải tạo đất để hạn chế nấm bệnh trong đất, không để vườn úng đọng nước vào mùa mưa. Bón phân cân đối, đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung thêm bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ vào đất để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân, cành, lá và quả.
3. Rệp sáp
Nguyên nhân: Rệp sáp tập trung chích hút trên lá và quả làm cho lá bị quăn, quả bị chai không lớn được. Nếu rệp sáp tấn công vào giai đoạn quả non thì quả thường bị rụng. Nếu tấn công vào giai đoạn quả đã phát triển, quả sẽ mất giá trị thương phẩm.
Khi chích hút quả na, rệp sáp tiết ra chất mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm cây sinh trưởng kém. Rệp sáp xuất hiện quanh năm trên các vườn na, gây hại nặng vào mùa nắng. Khi vườn trồng mất cân bằng sinh thái, không có thiên địch, thiếu thông thoáng,… tạo điều kiện thuận lợi cho rệp sáp phát triển gây hại.
Giải pháp: Khi phát hiện có nhiều rệp tấn công trái, cắt bỏ những trái bị tấn công mạnh đem đi tiêu hủy. Dùng nấm xanh nấm trắng phun xịt đều lên các cành có rệp để diệt chúng. Có thể dùng túi bao quanh trái để hạn chế sự gây hại của rệp.
Nên phát triển và bảo vệ các loài thiên địch của rệp trong vườn như bọ rùa, ong ký sinh. Trồng xen canh các loại cây trồng xua đuổi rệp và thu hút thiên địch, hạn chế sự tấn công của chúng lên cây trồng chính.
4. Sâu đục quả
Nguyên nhân: Sâu đục quả na thường là loài Anonaepestis Bengalella Ragonot. Thành trùng của sâu là một loài bướm, hoạt động về đêm. Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn đục vào bên trong thịt quả, sau đó đùn phân ra ngoài. Sâu có thể phá hại một phần hoặc cả trái và thường gây hại nhiều khi vườn bị mất cân bằng sinh thái, không có thiên địch.
Giải pháp: Khi quả bị sâu tấn công gây hại, sử dụng bộ giải pháp trừ sâu hại phun xịt đều lên cây. Cắt bỏ và thu gom những quả bị sâu đục đem đi xử lý. Có thể dùng túi bao quanh trái để hạn chế bướm để trứng.
Nên phát triển và bảo vệ các loài thiên địch trong vườn. Đa dạng hóa cây trồng trong vườn, tránh độc canh để hạn chế sâu hại tập trung vào cây trồng chính.
5. Bọ vòi voi hại hoa
Nguyên nhân: Bọ vòi voi phát triển và gây hại mạnh vào thời điểm na ra hoa. Bọ trưởng thành hoạt động chủ yếu vào ban ngày, thường tập trung phía trong các cánh hoa và đẻ trứng luôn trong đó. Bọ trưởng thành và bọ non đều cắn phá cánh hoa, chúng tấn công từ khi hoa mới nở. Trong 1 hoa thường có rất nhiều bọ sinh sống và phá hại làm hoa bị khô đen và tất nhiên những hoa này sẽ không thể đậu trái. Nếu vườn trồng độc canh, không có thiên địch thì bọ càng phát triển mạnh.
Giải pháp: Sử dụng nấm xanh nấm trắng phun phòng định kỳ trước thời điểm cây ra hoa và khi có bọ xuất hiện gây hại. Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch trong vườn để hạn chế côn trùng gây hại. Trồng xen canh các loại cây thu hút thiên địch và xua đuổi côn trùng.
Nếu cây na của bạn đang gặp các vấn đề sâu, bệnh và cần hỗ trợ cách xử lý hãy để lại thông tin phía dưới nhé! Đội ngũ của WAO sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay.
Xem thêm bài viết: Kỹ thuật trồng na thái theo hướng hữu cơ