pH đất sụt giảm mạnh do những nguyên nhân nào?

pH đất là một trong những chỉ số để đánh giá chất lượng của đất trồng. Nếu đất trồng có độ pH thấp, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây trồng. PH đất sụt giảm nhanh chóng bởi những nguyên nhân chính sau:

Để đo pH đất có thể dùng máy đo hoặc giấy quỳ

Sử dụng máy đo hoặc giấy quỳ để đo pH định kỳ trước mỗi lần bón phân

1. PH thấp do mưa nhiều, mất lớp phủ thực vật

Vì sao vào mùa mưa pH đất thường xuống rất thấp? Bởi trong nước mưa có chứa rất nhiều đạm gốc NH3-. Gốc đạm này khiến đất phải giải phóng ra nhiều ion H+ nên pH đất giảm rất nhanh. Mặt khác khi mặt đất không được che phủ, mưa nhiều làm rửa trôi rất lớn, các dòng chảy sau mưa mang theo rất nhiều các loại dinh dưỡng dễ hòa tan trong đất xuống tầng đất sâu hơn. Trong đó có chứa rất nhiều chất kiềm như Canxi, magie, kali,… Thiếu các chất kiềm này làm đất ngày càng chua (pH ngày càng thấp).

Giải pháp: Che phủ đất bằng thảm thực vật (cỏ bản địa, cây bụi,… ). Bón vôi vào giữa mùa mưa để giữ cho pH không tụt xuống quá sâu. Nên bón vôi dolomite để cải tạo đất.

2. Đất kém thoáng khí

Trong quá trình vi sinh vật phân giải chất hữu cơ (đặc biệt trong điều kiện yếm khí) sẽ sinh ra nhiều axit hữu cơ. Các acid này có thể dễ dàng hòa tan Ca, Mg trong đất, làm đất bị hóa chua. Bởi vậy đất quanh năm ngập nước, đất lầy thụt và phần lớn đất than bùn đều bị chua.

Giải pháp: Tạo độ thông thoáng cho đất, tranh để đất ngập nước.

3. Đất không được trả lại đầy đủ dinh dưỡng bị lấy đi

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng đã hút một lượng lớn các chất kiềm trong đất như Na+, K+, Ca2+, Mg2+,… để hình thành cơ thể. Đối với thực vật tự nhiên thì các chất kiềm này sẽ được trả lại cho đất trong các dạng xác thực vật. Nhưng với đất canh tác thì một lượng lớn chất kiềm đã bị lấy đi không hoàn lại cho đất dưới dạng các sản phẩm nông nghiệp. Hoặc nếu có hoàn lại cũng không đủ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các chất kiềm trong đất canh tác giảm dần và đất bị hóa chua.

Giải pháp: Trả lại đầy đủ chất kiềm cho đất bằng cách che phủ đất bằng tàn dư thực vật hoặc bón phân ủ cho đất. Bón một số chất có tính kiềm như tro bếp củi.

4. pH đất thấp do sử dụng phân hóa học quá mức

Bản chất trong tất cả các loại phân NPK có pH rất thấp. PH trong phân NPK giao động từ 3- 5 cho nên khi bón phân hóa học vào đất, lập tức pH đất thay đổi. Bón nhiều phân hóa học mà không kiểm soát được thì pH sẽ giảm rất sâu gây thất thoát phân rất lớn.

Giải pháp: nếu buộc phải bón nhiều NPK trong canh tác, nên chia nhỏ ra làm nhiều lần để bón. Khi chia nhỏ ra thì việc cây hấp thụ sẽ tốt hơn, chỉ số pH sẽ không bị giảm đột ngột. Nên việc giữ cho pH ổn định cũng dễ dàng hơn, giảm được chi phí,… Tốt nhất chỉ nên bón 100g NPK/1 lần bón. Không nên bón một lần vượt quá 200g/1 gốc sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số pH.

Giải pháp: bón đầy đủ vôi và phân chuồng hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Phân chuồng 50 – 70kg/gốc/năm, vôi dolomite 4 – 5 tấn/ha/năm.

Xem thêm: Bộ giải pháp giúp chăm sóc đất, bảo vệ rễ, ổn định pH đất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh