Nội dung bài viết
Làm nông không làm đất là gì?
Những năm 60 một nhà khoa học nông nghiệp nổi tiếng người Nhật là Masanobu Fukuoka tự hỏi mình làm sao có thể giảm vất vả trong phương pháp làm nông. Ông thấy tốn nhiều công sức cày bừa, làm cỏ, bón phân, đi cấy trong nông nghiệp lúa mì.
Ông bỏ ra 30 năm để làm thí nghiệm, cải tiến phương pháp nông nghiệp giảm công sức trong khu vực. Giờ đây chúng ta có thể phát triển hệ thống tương tự với thời gian ngắn hơn, nhờ áp dụng kinh nghiệm của ông. Phương pháp của ông cũng được gọi là “nông nghiệp thông thái”, vì nền tảng triết lý, tâm linh sâu sắc của ông và thực tế là thiên nhiên được tôn kính. Các phương pháp của ông được dựa trên hệ thống tự nhiên, làm nông mà không gây hại tự nhiên.
Làm nông nghiệp cùng với tự nhiên có thể được áp dụng với bất cứ hệ thống nông nghiệp nào, những phương pháp đề cập trong chương này đặc biệt liên quan đến hệ thống lúa nước và lúa mì.
Tại sao không làm đất?
Có 3 lý do cho việc cày xới:
- Làm thông thoáng đất;
- Giảm cỏ dại;
- Đưa chất hữu cơ vào trong đất.
Nếu không cày xới mà vẫn đạt được cái điểm trên vậy tại sao lại phải cày? Đây chính là quan điểm của Fukuoka. Trong rừng có ai cày đâu, nhưng đất lúc nào cũng mềm và màu mỡ. Trong thực tế, nếu đã cày thì phải cày nhiều hơn, vì cỏ dại bị mang vào trong đất và sẽ nảy mầm.
Cày xới cũng làm đất bị bóc trần, nên các vi sinh, dưỡng chất bị mặt trời làm khô đi, bị mưa rửa trôi, bị gió thổi mất. Do đó nông dân sẽ khó thu được năng suất cao vì đã phải làm việc vất vả, tốn tiền bạc để cày xới, diệt cỏ,..
Làm nông không cày xới không làm hại môi trường. Khi không làm đất, đất tự nhiên giữ cho nó tơi, màu mỡ, giúp cho công việc nhà nông nhẹ nhàng hơn, giảm bớt chi phí.
Làm thế nào để làm nông không làm đất?
Có những ví dụ về những hệ thống truyền thống không làm đất. Ví dụ như trước khi cắt lúa, gieo đậu lăng, rồi trồng mà không cần cày xới.
Trong một hệ thống phủ tốt, người ta trồng hoa màu mà không cần phải đào đất, và dùng một ít phân xanh như đậu velvet, không cần phải cày xới gì cả.
Đây là một phần trong phương pháp của Fukuoka:
- Sau khi thu hoạch lúa vụ hạ, cày một lần cuối.
- Gieo lúa mì.
- Gieo hạt cỏ ba lá thật dày.
- Dùng rơm lúa vụ trước để phủ cho lúa mì và cỏ ba lá.
Như vậy là lúa mì và cỏ ba lá sẽ cùng nảy mầm. Lúa mì mọc trên cỏ ba lá, còn cỏ ba lá mọc trên đất. Dưới cỏ ba lá là lớp phủ bằng rơm.
Cỏ ba lá là phân xanh. Khi ta phủ đất, nó sẽ bóp chết cỏ dại và giữ độ ẩm cho đất. Cỏ cũng cố định đạm trong đất.
Đạm được tạo ra một cách tự nhiên cũng hữu hiệu như phân urê vậy.
Làm thế nào để duy trì một hệ thống không cày xới?
Khi lúa mì chín, nên nhổ cỏ dại. Đầu tiên, sẽ có nhiều cỏ dại mọc hơn nhưng sau khi đã có lớp cỏ ba lá dày mọc trên đất, và do không cày xới thì cỏ dại sẽ giảm đi.
Gieo lúa sau khi đã thu hoạch lúa mì. Khi lúa lớn lên, có thể nó sẽ bị lớp cỏ ba lá dày ngăn cản phát triển. Có ba cách ngăn điều này:
1. Dẫn nước ngập đồng 10-12 ngày. Điều này làm cỏ ba lá bị suy yếu để lúa mọc lên trên cỏ. Sau đó tháo nước đi. Lớp cỏ ba lá sẽ phục hồi, lúa lúc này đã vượt mặt cỏ ba lá và lớn nhiều rồi.
2. Nếu thiếu nước khi lúa nảy mầm, thả gia súc để chúng ăn cỏ ba lá. Nhưng chỉ cho 1 lần này trong thời gian ngắn thôi, rồi thu gia súc lại. Chúng sẽ ăn cỏ ba lá, nên lúa có thể mọc lên cao hơn. Cỏ ba lá sẽ phục hồi lại phía dưới.
3. Sau khi gieo lúa, có thể cắt cỏ ba lá làm thức ăn cho gia súc, hoặc làm lớp phủ. Sau đó ta thêm lớp phủ là rơm lúa mì, và làm cỏ nếu cần thiết.
Tự nghiên cứu
Có nhiều cách để hợp tác với thiên nhiên, giúp giảm lượng công việc như cày cấy, làm cỏ… Quan trọng là phải hiểu nguyên lý của các phương pháp. Bạn có thể dùng lúa mạch hay yến mạch thay cho lúa mì. Tùy theo nơi và thời tiết mà thời điểm sẽ khác nhau. Có lẽ gieo lúa trước khi cắt lúa mì sẽ tốt hơn, hoặc gieo lúa mì trước khi cắt lúa. Cách này có thể khó khăn lúc đầu, nhưng không vì vậy mà bạn đầu hàng. Cứ thử từng chút một trên một khoảng đất nhỏ, rồi sau đó mở rộng ra.
Nguồn: The Farmers’ Handbook – Sổ tay nhà nông
Xem thêm ? Bộ giải pháp giúp cải tạo đất và bảo vệ cây trồng tốt nhất hiện nay
Nếu gieo lúa mì trước khi thu hoạch lúa thì khi thu hoạch lúa phải bằng phương pháp thủ công đúng ko các bác? liệu thu hoạch bằng máy gặt đập liên hoàn có làm hỏng hết các mầm của lúa mì ko ạ? đã có bác nào làm thực tế mô hình này chưa ạ? có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm, em cảm ơn ạ
Chào bạn. Bạn có thể tham gia một số group trên facebook như Vườn rừng sinh thái, Cộng đồng canh tác nông nghiệp tự nhiên để học hỏi các mô hình làm nông thuận tự nhiên nhé.
Nếu bạn cần hỗ trợ các vấn đề trên cây trồng hãy gọi trực tiếp đến số hotline của WAO hoặc để lại vấn đề ngay tại đây để được hỗ trợ. Và đừng quên truy cập thường xuyên vào website để cập nhật những kiến thức hữu ích về nông nghiệp bạn nhé!