Masanobu Fukuoka (1914-2008) được sinh ra tại một ngôi làng nhỏ trên đảo Shikoku ở miền Nam Nhật Bản. Ông được đào tạo và bắt đầu sự nghiệp của mình như một nhà khoa học đất. Ông là người chuyên về bệnh lý thực vật.
Ở tuổi 25 khi đang hồi phục bệnh sau một đợt viêm phổi nặng. Nằm suy nghĩ nhiều về tự nhiên nên ông Fukuoka đã có một tầm nhìn mới về nông nghiệp. Trong tầm nhìn đó ông thấy rằng tất cả các “thành tựu” của các nghiên cứu trong ngành nông nghiệp trồng trọt, các nền văn minh nhân loại đều là vô nghĩa trước thiên nhiên. Ông thấy rằng con người đang dần trở nên xa cách với thiên nhiên. Rằng những nỗ lực kiểm soát bệnh tật là vô ích, là hủy hoại tất cả.
Chính vì tầm nhìn ấy, ông đã rời bỏ công việc là một nhà khoa học nghiên cứu và trở về trang trại của gia đình mình trên đảo Shikoku ở miền Nam Nhật Bản để làm nông nghiệp không làm gì cả. Từ thời điểm đó, ông dành cả cuộc đời để phát triển một hệ thống canh tác thuận tự nhiên quy mô nhỏ độc đáo. Ông không làm cỏ, không thuốc trừ sâu, không phân bón, không làm đất,…

Và ông đã thành công với triết lý “không làm gì cả” đó. Một triết lý và cách canh tác thuận tự nhiên. Sau này đã được ông truyền bá một cách rộng rãi qua cuốn sách “Cuộc cách mạng một cọng rơm” (1975). Cuốn sách mô tả cả hành trình của cuộc đời ông. Mô tả cả về các kỹ thuật canh tác hữu cơ quy mô nhỏ, thực hành do ông phát triển.
>> Đọc tiếp: Câu chuyện tiếp thị nông sản tự nhiên của Fukuoka