Cây sầu riêng bị rụng lá do nấm là một trong những vấn đề khiến rất nhiều nhà vườn đau đầu. Dưới sự tấn công của nấm gây bệnh, cây trồng chịu nhiều tổn thương dẫn đến suy yếu, rụng lá, rụng quả.
Vậy khi cây sầu riêng bị rụng lá do nấm, nhà vườn cần làm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Nội dung bài viết
1. Biểu hiện cây sầu riêng bị rụng lá do nấm tấn công
Nhà vườn có thể nhận thấy rõ biểu hiện khi cây sầu riêng bị nhiễm nấm rụng lá bằng quan sát:
- Nếu cây bị nấm tấn công làm hư thối rễ thì lá sẽ bị vàng theo từng cành sau đó vàng lan cả cây và rụng dần.
- Nếu cây bị nấm tấn công trực tiếp trên lá, lá sẽ có những mảng cháy, nhũn, màu nâu sẫm, bị rải rác trên cây, trên lá có thể có các bào tử nấm phát triển, lá rụng dần.
2. Những loại nấm thường tấn công khiến sầu riêng rụng lá
Nấm phytophthora, fusarium, pythium:
Cả 3 loại nấm này đều là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho cây sầu riêng. Chúng tấn công cây chủ yếu qua rễ, thân. Chúng phát triển mạnh trong điều kiện môi trường ẩm ướt, đặc biệt là khi đất bị úng nước. Nhiệt độ, độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho chúng sinh sôi nảy nở.
Chúng xâm nhập vào cây qua các vết thương hở trên rễ, thân, qua rễ non hoặc khí khổng.
- Nấm Phytophthora: Tiết ra các enzyme phân hủy thành tế bào của cây, tạo ra các chất độc hại làm chết tế bào. Nấm Phytophthora làm hỏng hệ thống rễ khiến cây không cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho lá, dẫn đến lá vàng và rụng.
- Nấm fusarium: Phát triển trong mạch dẫn của cây, tiết ra các độc tố làm hủy hoại mạch dẫn, gây tắc nghẽn mạch dẫn, làm giảm khả năng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng khiến lá không nhận được đủ nước và chất dinh dưỡng, dẫn đến lá vàng và rụng.
- Nấm Pythium: Phát triển nhanh chóng trong mô rễ, làm giảm khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng của cây, dẫn đến lá vàng và rụng.
Nấm Rhizoctonia solani, Colletotrichum spp:
Nấm Rhizoctonia solani: Là tác nhân gây bệnh cháy lá chết ngọn (cháy lá khô cành) ở sầu riêng. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm.
Nấm tấn công trên cả lá già, lá non và đọt non. Vết bệnh ban đầu sẽ như vết bỏng nước trên phiến lá, sau đó lan rộng dần và chuyển màu nâu, rồi cháy khô. Vết bệnh cũng có thể xuất phát từ chóp lá và rìa lá (mép lá). Các sợi nấm sẽ lan dần ra các lá bên cạnh. Trong điều kiện độ ẩm cao, nấm lây lan rất nhanh.
Lá sầu riêng bị nhiễm bệnh sẽ rụng sau một thời gian khiến cành trơ trọi. Cây thiếu lá không thể quang hợp, tổng hợp dinh dưỡng nên phát triển kém, không ra hoa đậu trái.
Nấm Colletotrichum spp: Là tác nhân gây bệnh thán thư ở sầu riêng. Đây cũng là loại nấm gây ra bệnh thán thư trên các loại cây trồng khác.
Lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan vào phía trong. Vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn đồng tâm, có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá. Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ giữa lá như bị tàn thuốc lá châm vào, hình hơi tròn, sau đó lớn dần. Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành.
3. Giải pháp xử lý cây sầu riêng bị rụng lá do nấm
3.1. Xử lý nấm tấn công rễ
Để xử lý cây bị rụng lá do nấm tấn công rễ, bà con tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xử lý vật lý
Cắt tỉa cành: Việc cắt tỉa bớt các cành bị vàng nhằm mục đích giảm áp lực lên rễ, giảm sự thoát hơi nước, bởi trong tình trạng này rễ không thể hấp thụ được nước và dinh dưỡng nuôi cả cây.
Tiến hành cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc khi phục hồi.
Bước 2: Bổ sung phân hữu cơ (phân chuồng ủ hoai)
Sau khi đã cắt tỉa cành vàng, bà con bổ sung thêm phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.
Mỗi gốc bà con rải đều khoảng 15 – 20kg phân chuồng (Lượng phân tùy theo tuổi cây và độ rộng của tán), rải vòng quanh tán, cách gốc 40cm. Sau đó cuốc xởi nhẹ 3- 5cm lớp đất mặt để trộn đều lớp phân vừa bón.
Bước 3: Xử lý nấm bệnh và phục hồi cây
Bước cuối cùng trong quy trình xử lý bệnh vàng lá thối rễ đó là sử dụng bộ giải pháp “Chăm sóc đất, bảo vệ rễ” – WAO BOOM’S.
- Tiến hành pha bộ giải pháp WAO BOOM’S với 2000 lít nước. Sau đó tưới đều lên vùng đất đã được rải phân hữu cơ. Mỗi gốc tưới từ 10 – 15 lít nước (Lượng tưới tùy vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán).
- Sau 7 ngày tưới lại lần 2.
- Định kỳ 3 tháng tưới lại 1 lần để phòng tuyệt đối 99% nấm khuẩn gây bệnh, cải tạo đất.
3.2. Xử lý nấm tấn công lá
Khi phát hiện cây trồng có dấu hiệu mắc bệnh rụng lá do nấm nhà vườn cần nhanh chóng thực hiện các việc sau:
Bước 1: Tiến hành cắt tỉa các cành lá, hoa quả nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh lây lan.
Bước 2: Sử dụng chế phẩm WAO B52 kết hợp với Siêu đồng phun sương đều thân cành lá để diệt nấm và tăng kích kháng cho cây, giúp cây chống chọi lại với bệnh hại. Sau 3 ngày phun lại lần 2.
Đồng thời nhà vườn sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM’S tưới đều quanh gốc để xử lý nấm Rhizoctonia, Colletotrichum spp đang tồn tại trong đất.
Nhà vườn tưới mỗi gốc từ 5-10 lít (tùy vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán). Sau 7 ngày tưới lại lần 2.
Cây sầu riêng bị rụng lá do một số loại nấm gây bệnh phổ biến. Bà con cần xác định rõ nguyên nhân khiến sầu riêng bị rụng lá và xử lý đúng biện pháp.
———————
Vào tối thứ 3, thứ 6 hàng tuần, WAO và các nhà vườn trồng sầu riêng giàu kinh nghiệm tổ chức các buổi WAO TALK: TRAO ĐỔI online xoay quanh chủ đề CHĂM SÓC SẦU RIÊNG theo từng giai đoạn. Nhằm tháo gỡ khó khăn và đưa ra giải pháp để xử lý kịp thời các vấn đề mà nhiều nhà vườn đang gặp phải.
👉👉👉 Tham gia ngay nhóm “KỸ THUẬT SẦU RIÊNG BỀN VỮNG” trên Zalo bằng cách ấn vào link https://zalo.me/g/igplps907
☑️ Cập nhật thông tin và nhận link tham gia chương trình WAO TALK.
☑️Chủ động hỏi đáp, chia sẻ kỹ thuật làm vườn với các nhà vườn giàu kinh nghiệm, nhiệt tình & thiện chí.
☑️ Nhận tư vấn trực tiếp từ đội ngũ kỹ thuật của WAO khi anh/chị cần hỗ trợ.
Bạn muốn hiểu rõ hơn về cây trồng của mình để chăm sóc cây đúng. Bấm vào đây để xem chi tiết 👇