Giải pháp phục hồi đất trồng bị thoái hóa

Phục hồi đất trồng bị thoái hóa là quá trình áp dụng các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng đất về mặt vật lý, hóa học và sinh học. Giúp đất lấy lại độ phì nhiêu, khả năng sản xuất và hỗ trợ cây trồng phát triển bền vững. Dưới đây là các giải pháp cụ thể để phục hồi đất trồng bị thoái hóa. Dựa trên nguyên tắc khoa học và thực tiễn nông nghiệp:

1. Cải thiện kết cấu vật lý của đất

Tăng độ tơi xốp, thoáng khí:

  • Xới xáo đất: Để cải thiện tình trạng đóng váng nén chặt, cần tiến hành dùng máy cày hoặc cuốc xẻng xới nhẹ lớp đất mặt để phá váng, tạo thông thoáng (10-20cm)
  • Bón phân hữu cơ: Sử dụng phân trâu bò ăn cỏ, phân hữu cơ, phân xanh (từ cây họ đậu) trộn lẫn với lớp đất mặt. Phân hữu cơ sẽ giúp cải thiện cấu trúc đất nhanh, tách rời các hạt đất cứng, giúp đất tơi xốp thoáng khí hơn. Đồng thời sau khi phân hủy chúng sẽ giúp gia tăng các hạt keo đất, giúp đất có cấu trúc tốt hơn, giữ nước tốt hơn.
  • Trồng các loại cây cải tạo đất: Trồng các loại cây có bộ rễ ăn sâu như vetiver, cây chuối, cỏ lạc…để đẩy nhanh quá trình cải thiện cấu trúc đất, giúp đưa nước và không khí vào sâu trong lòng đất.
Xới xáo, tạo độ thoáng khí cho lớp đất mặt

Chống xói mòn, rửa trôi:

  • Che phủ đất: Trồng cây che phủ (cỏ vetiver, cây họ đậu) hoặc che phủ bằng rơm rạ, xác bã thực vật, vỏ trấu lên bề mặt đất để giảm tác động của mưa và gió, nhiệt độ cao.
  • Quy hoạch vườn theo kiểu ruộng bậc thang: Ở vùng đồi dốc, tạo bậc thang để giảm dòng chảy, giữ đất mặt là một giải pháp canh tác hiệu quả.

Cải thiện thoát nước:

  • Đào mương thoát nước ở khu vực đất ngập úng, hoặc bổ sung hữu cơ cho đất nén dẽ để tăng khả năng thấm nước.
  • Duy trì thảm thực vật cây cỏ mọc tự nhiên trong vườn cũng góp phần khả năng thấm thoát nước của đất.

2. Điều chỉnh tính chất hóa học của đất

Cân bằng, ổn định lại pH đất:

  • Đất chua (pH thấp): Bón vôi bột (CaCO₃) hoặc dolomite (CaMg(CO₃)₂) với liều lượng 500-1000 kg/ha tùy mức độ chua, giúp nâng pH lên khoảng 5.5-6.5.
  • Đất kiềm (pH cao): Bón nhiều phân hữu cơ để ổn định lại độ pH, cải thiện khả năng hấp thụ vi chất.

Bổ sung dinh dưỡng:

  • Sử dụng phân bò ăn cỏ, phân hữu cơ vi sinh để bổ sung dinh dưỡng cho cây và đất. Hạn chế sử dụng các loại phân bón tổng hợp.
  • Bổ sung các loại vật liệu hữu cở để che phủ đất đồng thời cung cấp dinh dưỡng dài hạn cho cây trồng.
  • Phát triển các loài cây cỏ bản địa, trồng các loại cây phân xanh (đậu tương, muồng) để bổ sung đạm tự nhiên qua vi sinh vật cố định đạm.

Phân giải các độc chất hóa học còn tồn dư trong đất

Đây là cách hiệu quả và bền vững nhất để phân giải độc chất hóa học trong đất, sử dụng vi sinh vật, thực vật hoặc động vật để phân hủy hoặc chuyển hóa chúng.

Bổ sung các loại vi sinh vật như Pseudomonas, Bacillus, hoặc nấm Trichoderma có khả năng phân giải thuốc trừ sâu (organophosphorus, carbamate) và hydrocarbon độc hại thành CO₂, nước và hợp chất vô hại trong 1-3 tháng.

Trồng các loại cây có khả năng hấp thụ kim loại nặng hoặc phân giải độc chất, như:

  • Hướng dương: Hút chì (Pb), kẽm (Zn).
  • Cải xanh, rau muống: Hút cadmium (Cd), thuốc trừ sâu.
  • Cỏ vetiver: Phân giải hydrocarbon và kim loại nặng.

3. Phục hồi tính sinh học cho đất

Tăng mật độ vi sinh vật có ích:

Bổ sung các loại vi sinh vật có ích: Sử dụng các loại phân vi sinh chứa vi khuẩn cố định đạm (Rhizobium), phân giải lân (Pseudomonas), các chủng vi sinh chuyên phân giải hữu cơ, cellulozo để cải thiện đất. Duy trì độ ẩm và bổ sung chất hữu cơ để vi sinh vật phát triển, tránh dùng thuốc trừ sâu hóa học.

Tăng mật độ sinh vật đất:

Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật đất như giun, dế, kiến, mối phát triển bằng việc cung cấp thêm hữu cơ làm thức ăn. Che phủ để tạo môi trường sống cho sinh vật đất. Chúng sẽ giúp cải tạo đất tự nhiên, tăng độ tơi xốp và phân giải chất hữu cơ.

Kiểm soát sâu bệnh:

Trồng cây luân canh hoặc xen canh để phá vỡ vòng đời của sâu bệnh, giảm sự phát triển của vi sinh vật gây hại. Sử dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh hại bằng biện pháp sinh học.

 4. Áp dụng phương pháp canh tác bền vững

  • Luân canh, xen canh, đa dạng hóa cây trồng
  • Áp dụng các biện pháp canh tác tự nhiên, hạn chế hóa chất
  • Tập trung chăm sóc sức khỏe cho đất.

Phục hồi đất thoái hóa đòi hỏi kết hợp nhiều biện pháp. Tùy thuộc vào mức độ suy thoái đất của từng vườn, từng vùng miền sẽ có những việc làm, biện pháp cụ thể. Quan trọng là phải kiên trì, áp dụng đúng kỹ thuật và ưu tiên giải pháp bền vững thay vì chỉ tìm cách “chữa cháy” tạm thời. Nếu bạn cần hướng dẫn chi tiết hơn QUY TRÌNH PHỤC HỒI ĐẤT THOÁI HÓA cho chính vườn của bạn. Hãy liên hệ ngay cho WAO để được hỗ trợ.

    Xem thêm: Phục hồi đất thoái hóa bằng quy trình WAO Nông nghiệp thuận thiên

    Bạn muốn hiểu rõ hơn về cây trồng của mình để chăm sóc cây đúng. Bấm vào đây để xem chi tiết 👇

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh