Nếu để pH thấp quá lâu, bộ rễ sẽ bị ức chế, VSV gây hại phát triển mạnh, đất sẽ hòa tan các ion Al, Fe cây hút vào sẽ bị ngộ độc. Tất cả các nguyên nhân này 90% dẫn đến bệnh vàng lá thối rễ.
Khi phát hiện cây bị vàng lá, cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng đó. Có hai hiện tượng vàng lá xẩy ra khi môi trường đất có pH thấp quá lâu. Đó chính là hiện tượng vàng lá thối rễ do nấm và hiện tượng vàng lá do ngộ độc nhôm và sắt (trường hợp 2 này thường xẩy ra với những vườn sử dụng quá mức phân hóa học nhưng ít cải tạo đất, cải tạo pH).
Tác hại khi để pH đất thấp
Trường hợp cây bị vàng lá do phải sống trong môi trường pH thấp quá lâu, hay còn gọi là vàng lá do ngộ độc nhôm và sắt thì rất khó để cứu chữa. Nó khác hoàn toàn với vàng lá thối rễ do nấm Phytophthora hay Fusarium gây hại. Vàng lá thối rễ do nấm, tức rễ bị hư thối do nấm xâm nhập khiến cây không có đủ dinh dưỡng nên bị vàng lá. Xử lý khá đơn giản bằng cách khử độc bằng Khumate trên lá sau đó tiêu diệt nấm bệnh trước, rồi tái tạo lại môi trường đất, kích thích cho ra rễ mới. Khoảng 3 – 6 tháng là cây có thể phục hồi.
Nhưng với trường hợp pH thấp lâu ngày gây ra hiện tượng ngộ độc thì vì bản chất pH thấp sẽ làm tan các ion như Al và Fe. Lúc này rễ sẽ hút vào trong thân, nhưng khi ở trong thân cây có độ pH cao hơn các ion này lại lập tức kết tủa lại làm tắc nghẽn mạch dẫn. Cây hút càng nhiều nhôm và sắt thì mức độ vàng lá càng nặng. Biểu hiện giống như cây thiếu trung, vi lượng, lâu ngày cây sẽ chết.
Để có thể hạn chế được hiện tượng ngộ độc do pH thấp, không cách nào khác là phải quản lý pH đất liên tục hằng năm. Đối với một vườn cây đang có độ pH < 5 cần bón từ 4 – 5 tấn vôi dolomite (hoặc 1 – 2 tân lân nung) kết hợp với 20 tấn phân chuồng cho 1ha/năm.
Xem thêm: Cải tạo đất xấu và khắc phục pH đất thấp