Giải pháp giúp sầu riêng vàng cơm ngọt bột trong thời tiết mưa dầm

Sầu riêng đang giai đoạn lên cơm gặp thời tiết mưa dầm thiếu nắng là tình trạng dở khóc dở cười với những người làm vườn.

Trời mưa liên tục khiến trái sầu riêng dễ bị nấm khuẩn tấn công gây thối trái nhưng không thể nào phun xịt. Kèm theo đó là tình trạng sầu riêng cơm trắng, thiếu ngọt và dù tuổi trái đã già những lái vào gõ chưa vô dao.

Vậy làm thế nào để giúp sầu riêng được vàng cơm – ngọt bột trong khi thời tiết bất lợi như thế?

1. Nguyên nhân khiến cơm sầu riêng không vàng

– Dư nước và dư đạm

Trái sầu riêng có 3 giai đoạn phát triển. giai đoạn phân chia tế bào và hình thành các cơ quan; giai đoạn tăng trưởng nhanh, cuối cùng là giai đoạn trái trưởng thành và chín.

Ở giai đoạn đầu cây cần nhiều đạm và lân để gia tăng kích thước trái. Giai đoạn trước thu hoạch khoảng 1 tháng cây có nhu cầu cao về kali vì đây là thời kỳ của của sự trở cơm.

Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết mưa dầm, lượng nước và đạm trong nước mưa dồi dào.  Từ đó sự trẻ hóa của cây được duy trì, trái vẫn lớn phổng phao mà không chịu chuyển qua chín. Dư nước làm giảm lượng đường trong quả, khiến cơm sầu riêng nhạt.

– Hiệu suất quang hợp kém

Phần bột của trái sầu riêng thực chất là nơi tích lũy năng lượng từ quá trình quang hợp từ bộ lá. Khi mưa diễn ra nhiều đồng nghĩa thời gian nhận được ánh sáng của cây trở nên ít hơn. Qua đây làm giảm hiệu suất quang hợp, cơm sầu riêng bị chậm phát triển.

Mặc dù không có cách nào thay thế cho vai trò của tiến trình quang hợp tuy nhiên bà con có thể hỗ trợ cho nó diễn ra hiệu quả hơn bằng cách bổ sung Kali sớm cho cây.

2. Giải pháp tăng cường kali

Đối với sầu riêng Tây Nguyên, giai đoạn trái Monthong khoảng 80 – 90 ngày là lúc phát triển bột. Nếu thời tiết nắng nhiều bà con sẽ rải NPK đạm cao hoặc 3 số để nuôi trái, thúc cho trái to, tròn hộc.

Tuy nhiên nếu mưa dầm, bản chất cây đã lấy được một phần dinh dưỡng rồi, do đó việc tiếp tục rải 3 số cân bằng dễ làm cây dư đạm, xì đọt. Đó là một trong số các nguyên nhân dẫn đến sượng cơm, tét vỏ sầu riêng.

Lúc này nhà vườn nên ưu tiên sử dụng các dòng phân bón có hàm lượng kali cao, kali hữu hiệu để quá trình trở cơm được diễn ra hiệu quả nhất.

Lưu ý: Sử dụng thêm dòng phân bón láchứa dinh dưỡng trung vi lượng (S, MgO, Cananxi, Boron…) thì tiến trình quang hợp tạo cơm vàng, ngọt bột sẽ hiệu quả hơn, giúp vỏ sầu riêng cứng cáp, xanh đẹp hơn.

Từ thời điểm 110-115 ngày có thể tiến hành bổ sung 7 – 10 ngày/lần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh