Chăm sóc sầu riêng sau xổ nhụy là giai đoạn quyết định đến năng suất và chất lượng trái. Từ việc tưới nước, bón phân đến phòng trừ sâu bệnh, mỗi bước đều cần thực hiện đúng kỹ thuật để cây khỏe, trái đẹp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn tối ưu vụ mùa.

1. Tưới Nước Khi Chăm Sóc Sầu Riêng Sau Xổ Nhụy

Giai đoạn xổ nhụy kéo dài 7-10 ngày. Nếu không chăm sóc sầu riêng sau xổ nhụy đúng cách, thiếu nước có thể khiến cây suy yếu, rụng trái non, đặc biệt vào mùa nắng. Ngược lại, mưa trái mùa đột ngột khi cây thiếu nước dễ gây sốc, dẫn đến rụng trái hàng loạt.

Giải pháp trong thời gian này là tưới nước “giữ ẩm bề mặt” cho cây, tức là chỉ tưới sương nhẹ mặt đất với lượng nước khoảng 20-30% so với bình thường. Khi sầu riêng xổ nhụy dứt điểm, tăng dần lượng nước tưới lên 10-20% qua mỗi lần tưới.

Lưu ý rằng: Việc tưới bao nhiêu nước không quan trọng bằng việc có giữ được độ ẩm cho đất hay không?

cham soc sau rieng sau xo nhuy 2
chăm sóc sầu riêng sau xổ nhụy

2. Bón Phân Trong Quy Trình Chăm Sóc Sầu Riêng Sau Xổ Nhụy

Nhiều người lo bón phân sau xổ nhụy khiến cây ra đọt, rụng trái. Tuy nhiên, nếu kiểm soát đọt tốt (lá già trước xổ nhụy), cây sẽ không ra đọt trong 1-1,5 tháng. Chăm sóc sầu riêng sau xổ nhụy bằng cách bón phân đúng liều giúp cây đủ dinh dưỡng, hạn chế rụng trái.

  • Bón gốc:
    • Đợt 1 (15 ngày sau xổ nhụy): Phân NPK hữu cơ bã nhân sâm + Dịch cá thủy phân + WAO Mika
    • Đợt 2 (30 ngày sau đợt 1): Phân NPK hữu cơ bã nhân sâm +Phân bón hữu cơ 1954 + WAO Mika
    • Đợt 3 (30 ngày sau đợt 2): Phân NPK hữu cơ bã nhân sâm +Dịch cá thủy phân + WAO Mika
    • Đợt 4 (30 ngày sau đợt 3): Phân NPK hữu cơ bã nhân sâm +Phân bón hữu cơ 1954 + WAO Mika
  • Phun lá:
    • Dùng phân bón lá trung-vi lượng (chứa amino acid, Canxi, Boron) để trái non xanh gai, ít rụng.
    • Thời điểm: 3-4 ngày sau xổ nhụy, phun định kỳ 10-15 ngày/lần.
    • Cách phun: Tập trung mặt dưới lá và trái non.
cham soc sau rieng sau xo nhuy 3
chăm sóc sầu riêng sau xổ nhụy để đậu trái chất lượng

3. Phòng Trừ Sâu Bệnh Khi Chăm Sóc Sầu Riêng Sau Xổ Nhụy

Giai đoạn mang trái, cây dễ suy yếu, là thời điểm sâu bệnh tấn công. Chăm sóc sầu riêng sau xổ nhụy cần chú trọng bảo vệ cây để đảm bảo chất lượng quả.

  • Côn trùng gây hại:
    • Thường gặp: xén tóc, mọt đục cành, sâu đục trái, rệp sáp, nhện đỏ (nổi bật mùa nắng).
    • Giải pháp: Dùng thuốc sinh học (như chứa Bacillus thuringiensis, Nấm xanh, nấm trắng) phun 10-15 ngày/lần, an toàn cho trái.
cham soc sau rieng sau xo nhuy 4
Rệp sáp gây hại trái non sầu riêng
  • Bệnh hại:
    • Thường gặp: cháy lá, xì mủ, thối trái, vàng lá thối rễ (do nấm Phytophthora).
    • Giải pháp:
      • Nấm trên lá/cành/trái: Phun thuốc sinh học (chứa nấm đối kháng Chaetomium).
      • Nấm rễ: Xử lý bằng WAO BOOMS, kết hợp cải tạo đất thoát nước tốt.

Lưu ý: Bảo vệ rễ khỏe để cây hấp thu đủ dinh dưỡng nuôi trái.

Xem thêm:

Biện pháp hạn chế hiện tượng sầu riêng rụng trái non

Bệnh thối trái trên cây sầu riêng và cách phòng ngừa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *