Hôm nay, có những nội dung chính sau đây
Nội dung bài viết
1. Giá cà phê hôm nay 6/4: Trong nước và thế giới đồng loạt tang
Giá cà phê hôm nay 6/4 trong khoảng 31.300 – 32.200 đồng/kg. Sáng nay giá cà phê tại các địa phương tăng nhẹ 100 – 200 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng qua. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Pháp chiếm 4,04% trong tháng 1/2021, thấp hơn nhiều so với 11,63% trong tháng 1/2020. Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Pháp, nhiều khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Pháp sẽ vẫn gặp khó khăn trong thời gian tới.
Nguồn: Nguyên Phước/congthuong.vn
2. Dịch sâu đầu đen tấn công vườn dừa Bến Tre
Tỉnh Bến Tre có diện tích dừa lớn nhất cả nước với hơn 73 nghìn ha. Thời gian gần đây, dịch sâu đầu đen tấn công khiến vườn dừa xác xơ. Một số hộ dân phải cắt bỏ lá, đốn vườn dừa bị chết nhằm tránh lây lan. Theo thống kê của UBND tỉnh Bến Tre, đến nay có khoảng 160 ha dừa bị sâu đầu đen tấn công, gây thiệt hại lớn cho bà con trồng dừa. Trước tình hình dịch sâu đầu đen lây lan nhanh, ngành nông nghiệp đã phối hợp các địa phương, đơn vị áp dụng ngay các biện pháp dập dịch nhằm giảm mật số sâu, hạn chế lây lan trong khi chờ kết quả nghiên cứu để có quy trình hoàn chỉnh; thực hiện phòng trừ sâu với phương châm là bảo vệ môi trường
Nguồn: Hoàng Trung/nhandan.com
3. Hiệu quả từ chương trình tái canh cà phê ở Đắk Mil
Giai đoạn 2012-2020, huyện Đắk Mil đã vượt kế hoạch về tái canh cà phê. Hầu hết diện tích cà phê tái canh đều phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đắk Mil có 21.200 ha cà phê, chiếm khoảng 15,4% diện tích cà phê toàn tỉnh Đắk Nông. Trong số này, có không ít diện tích cà phê già cỗi, kém năng suất. Do đó, thời gian qua, huyện Đắk Mil đã tích cực thực hiện chương trình tái canh cà phê. Gia đình thực hiện tái canh cà phê theo hình thức cuốn chiếu, mỗi năm một ít để không ảnh hưởng đến thu nhập. Trong vài năm đầu, bà trồng xen các loại cây ngắn ngày như đậu, khoai môn, bắp… để bảo đảm thu nhập. Đến nay, hơn 1 ha cà phê tái canh đã cho thu chính, năng suất cao gần gấp đôi so với trước đây.
Nguồn: Hồng Thoan/baodaknong.org.vn
4. Thi đua làm giàu trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Không “ngủ quên” trên thành tích, Đồng Nai tiếp tục đạt những thành tích nổi bật trong xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu với 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong năm 2020. Kết quả xây dựng huyện điểm NTM kiểu mẫu về “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững” của H.Xuân Lộc cũng đạt nhiều thành tích ấn tượng. Hiện Xuân Lộc đang tập trung quy hoạch sản xuất theo vùng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất với mục tiêu mở rộng các mô hình sản xuất hàng hóa theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất. Cụ thể, huyện đã hình thành được các vùng chuyên canh cây trồng xuất khẩu đạt giá trị cao như: vùng sản xuất xoài 1,4 ngàn ha, hồ tiêu 2,2 ngàn ha, 1,4 ngàn ha chôm chôm, 500ha thanh long ruột đỏ. Toàn huyện có trên 7 ngàn ha canh tác ứng dụng hệ thống tưới nước, bón phân tự động; hầu hết các xã đều có mô hình ứng dụng công nghệ cao như: nhà lưới, nhà màng, nhà kính. Nhờ đó, thu nhập của người dân đã tăng lên gấp nhiều lần so với năm đầu xây dựng NTM.
Nguồn: Bình Nguyên/baodongnai.com.vn
5. Trồng dâu tây kết hợp du lịch cho thu nhập hàng trăm triệu
Áp dụng quy trình quy chuẩn của Vietgap, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ dùng phân hữu cơ và đạm cá để dâu đạt được chất lượng tốt nhất. Nhờ thế, Nhiều diện tích dâu tây tại tỉnh Sơn La mang lại giá trị kinh tế cao, khoảng 300 đến 500 triệu đồng/hecta. Đồng thời, thay đổi dần cách làm cách nghĩ của bà con trong vùng. Đó là lợi dụng lợi thế đất đai, khí hậu để canh tác những giống cây cho hiệu quả kinh tế cao, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng an toàn và bền vững.