Hôm nay, có những nội dung chính sau đây:
Nội dung bài viết
1. Ứng dụng công nghệ sinh học tạo sức cạnh tranh tốt hơn cho nông sản Việt
Sự bứt phá của khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học (CNSH) với những phát minh của công nghệ di truyền, công nghệ gen, công nghệ vi sinh… đã giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt. Tuy nhiên, vẫn còn những quan ngại đối với việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp.
Nguồn: Nguyễn Hạnh/congthuong.com
2. Hàng rau quả Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD
Việc tận dụng tính hiệu lực các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang giúp mở đường cho các doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong năm nay. Mặc dù Covid 19 đang diễn biến phức tạp, song hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam vẫn diễn ra khá sôi động trong 3 tháng đầu năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu quý 1 ước đạt 944 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Ngành nông nghiệp xác định việc nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng các thị trường nhập khẩu tiếp tục là khâu then chốt để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030.
Nguồn: Lâm Phan (Vietnam+)
3. Về quê trồng rau sạch ‘5 không’ công nghệ cao
Rất nhiều thanh niên từ bỏ công việc ổn định nơi Thủ đô trở về quê khởi nghiệp trồng rau sạch và thành công, trong đó có anh Nguyễn Thanh Liêm ở Bắc Ninh. Anh Liêm cho biết, ngay từ đầu đã định hướng phải sản xuất theo hướng công nghệ cao, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng là rau sạch, hoa, quả sạch với tiêu chí “5 không” không thuốc sâu, không thuốc diệt cỏ, không kích thích tăng trưởng, không phân bón hóa học và không chất bảo quản. Nhằm hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững, tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Hưng Giang/nongnghiep.vn
4. Triển vọng cây trà hoa vàng ở Dương Phong
Giá trị kinh tế cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương nên trà hoa vàng đang trở thành cây trồng triển vọng ở xã Dương Phong (Bạch Thông). Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của nhiều thôn vùng cao trong xã rất phù hợp nên cây trà hoa vàng sinh trưởng, phát triển tốt. Lúc cao điểm giá bán mỗi ki-lô-gam trà hoa vàng tươi lên đến 1 triệu đồng, hiện tại giá bán khoảng 300.000 đồng/kg. Cây trà hoa vàng thực sự mang lại thu nhập cao, ổn định cho nhiều hộ dân trong xã. Được đưa vào dự án sản xuất theo chuỗi, với sự liên kết giữa Nhà nước, nhà nông và nhà doanh nghiệp, hi vọng rằng trà hoa vàng sẽ sớm trở thành một trong những cây trồng thế mạnh đem lại thu nhập cao, ổn định cho người dân Dương Phong”./.
Nguồn: X.N/baobackan.org.vn
5. Phát triển chuối tây cần theo quy hoạch
Với đặc điểm dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, thị trường không quá khắt khe, cây chuối tây đã trở thành cây trồng chủ lực tại một số địa phương. Tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 2.173 ha chuối (diện tích cho thu hoạch 1.944 ha), tập trung chủ yếu tại các huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn và Sơn Dương. Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm chuối quả chủ yếu xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Từ khi dịch bệnh Covid -19 xuất hiện, thị trường tiêu thụ khó khăn, sản phẩm chuối quả tiêu thụ chậm, giá bán giảm, nhiều vườn đã bỏ không chăm sóc, không thu hoạch cùng với đó một số diện tích chuối trồng nhiều năm nên đã già cỗi. Không được đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật, nhiều vườn, đồi chuối phát sinh sâu bệnh gây hại như bệnh vàng lá, bệnh héo rũ, bệnh do virus gây khảm lá, chùn ngọn; sâu đục thân gây hại. Trước thực trạng đó, Bộ NN và PTNT yêu cầu Các địa phương vùng chuối và người trồng chuối chủ động liên kết, mời gọi, tạo cơ chế để khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chuối theo kế hoạch nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro từ thị trường mang lại.