Cách chăm sóc cây sầu riêng bị xì mủ trong quá trình nuôi trái non

Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng thường xuất hiện ở cây từ 4-5 tuổi trở lên. Đặc biệt là những cây đang trong giai đoạn kinh doanh. Cây sầu riêng bị xì mủ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi trái vì vậy cần có chế độ chăm sóc hợp lý.

1. Cây sầu riêng bị xì mủ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình nuôi trái non?

Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora gây ra. Khi cây sầu riêng đang nuôi trái non mà bị bệnh xì mủ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi trái. Cụ thể như sau:

Giảm khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng: Vết bệnh xì mủ trên thân, cành cây sẽ làm cho vỏ cây bị thối. Dẫn đến làm giảm khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng từ rễ lên lá và trái. Điều này khiến cho lá cây bị vàng, rụng sớm, trái không thể phát triển bình thường, rụng trái hàng loạt do cây không đủ năng lực nuôi dưỡng.

Tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trái: Vết bệnh xì mủ là nơi trú ngụ và phát triển của các loại nấm bệnh khác. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát tán và lây lan lên các bộ phận khác của cây như: lá, trái non. Gây ra tình trạng cháy lá, thối cuống, thối trái sầu riêng.

Giảm năng suất và chất lượng trái: Trái sầu riêng của những cây đang mang bệnh bệnh xì mủ thường có kích thước nhỏ, méo vẹo, vỏ dễ bị nứt, thối. Năng suất và chất lượng trái sầu riêng bị giảm đáng kể.

Vườn sầu riêng bị xì mủ

2. Cách chăm sóc cây sầu riêng bị xì mủ trong quá trình nuôi trái non

Để hạn chế ảnh hưởng của bệnh xì mủ đến quá trình nuôi trái trên cây sầu riêng. Cần thực hiện các biện pháp chăm sóc đặc biệt như sau:

– Xử lý vết bệnh xì mủ:

Khi phát hiện cây sầu riêng bị xì mủ, cần tiến hành làm sạch vết bệnh bằng cách cạo sạch phần vỏ thối hoặc dùng khăn lau sạch vết mủ. Sau đó dùng keo liền sẹo bôi lên để làm liền da (dùng loại keo liền sẹo chuyên dùng cho cây cao su).

Cải tạo đất, xử lý nấm bệnh trong đất.

Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh xì mủ trên cây sầu riêng.

  • Tiến hành cào, xăm xới nhẹ lớp đất mặt rồi bón phân trâu bò, phân hữu cơ.
  • Tưới WAO BOOM’s để xử lý nấm bệnh trong đất, cũng như bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi giúp phân hủy hữu cơ, cải thiện kết cấu đất, phục hồi cây.
  • Sau đó sử dụng cành lá cây, rơm rạ, xác cỏ, hữu cơ che phủ lên để duy trì độ ẩm. Bổ sung hữu cơ cho đất.
Xăm, xới nhẹ lớp đất mặt trước khi bón phân hữu cơ

– Cắt tỉa cành, tạo tán:

Cắt tỉa cành, tạo tán giúp cây thông thoáng, giảm ẩm độ, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh. Khi cắt tỉa, cần chú ý cắt bỏ những cành bị bệnh, cành bị sâu bệnh, cành tăm, cành vượt,…

– Bón phân cân đối, hợp lý:

Hạn chế bón đạm, tăng lượng lân và kali giúp cây tăng khả năng chống chịu bệnh.

– Tưới nước hợp lý:

Tưới nước vừa đủ, không tưới quá nhiều nước sẽ khiến đất ẩm ướt. Tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát. Hạn chế xịt nước ẩm lên thân cây.

– Phòng trừ bệnh kịp thời:

Khi phát hiện cây bị bệnh, cần tiến hành phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Không nên sử dụng thuốc hóa học để xử lý sâu bệnh khi cây đang nuôi trái non. Sử dụng thuốc hóa học có thể gây nóng cho cây. Dẫn đến tình trạng rụng lá, rụng trái non cũng như tồn dư hóa chất trong trái.

Trên đây là cách chăm sóc và xử lý cây sầu riêng bị xì mủ trong quá trình mang trái. Hi vọng những chia của WAO sẽ giúp nhà vườn xử lý dứt điểm bệnh xì mủ. Giúp cây sầu riêng nhanh chóng phục hồi và không gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cả mùa vụ.

Tham gia nhóm Zalo TRAO ĐỔI + HỎI ĐÁP để kết nối trực tiếp với Kỹ thuật chuyên cây Sầu Riêng. Về chủ đề “Chăm sóc cây sầu riêng bị xì mủ giai đoạn nuôi trái” bấm vào đây: https://zalo.me/g/fvjoam487

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh