Các tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang thị trường châu Âu (EU)

Có nhiều nhà sản xuất lo sợ rằng tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu rất phức tạp nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để có thể xuất khẩu thực phẩm, xuất khẩu nông sản sang Châu Âu. Nhưng những tiêu chuẩn đó đều là những yêu cầu bắt buộc, là kết quả của bộ luật hoặc quy định của nước nhập khẩu đưa ra. Để có thể xuất khẩu nông sản sang Châu Âu, bất cứ nhà sản xuất nào cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đó để tạo sự thuận lợi cho việc xuất khẩu nông sản sang Châu Âu. 

Dưới đây là một số tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu, mời các nhà vườn cùng doanh nghiệp tham khảo.

Để xuất khẩu nông sản sang Châu Âu, Quý doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc nhằm đảm bảo chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn này thường khác nhau, phụ thuộc vào từng loại nông sản, nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Một số quy định được xây dựng trên tiêu chuẩn xuất khẩu thực phẩm quốc tế. Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn sẽ dẫn tới việc nước nhập khẩu thực phẩm, nhập khẩu nông sản từ chối. Dưới đây là 04 tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu cần có cho mỗi lô hàng trước khi muốn xuất khẩu

1. Quy định về chất lượng thương mại và các quy định về nhãn mác

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe của họ, nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của những nông sản mà họ tiêu dùng. Phần lớn các quy định thông thường đều tập trung đến phẩm chất, kích thước, trọng lượng và ghi nhãn bao bì. Qui định ghi nhãn mác xuất khẩu nông sản sang Châu Âu yêu cầu các thông tin như: nước xuất xứ, tên sản phẩm, chủng loại và số lượng. Những yêu cầu liên quan đến chất lượng thương mại là chủng loại, màu sắc, thời hạn sử dụng, hư hỏng bên ngoài và hình dạng của sản phẩm.

Cộng đồng Châu Âu yêu cầu nông sản nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn thị trường của Châu Âu về chất lượng và ghi nhãn. Việc kiểm soát được cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu hoặc trong một vài trường hợp được kiểm chứng tại nước thứ ba, tại địa điểm xuất khẩu nông sản. Thông tin chi tiết về tiêu chuẩn thị trường của EU tham vấn với Cục Môi Trường, Thực phẩm và Vấn đề nông thôn của Anh Quốc (DEFRA) trên trang Web: www.defra.gov.uk/hort/hmi.htm

Hỗ trợ trực tuyến xuất khẩu của EU cho các nước đang phát triển trên trang Web: www.export-help.cec.eu.int/

2. Quy định về an toàn thực phẩm

Các nhà sản xuất phải đảm bảo chất lượng và độ an toàn của các nông sản xuất khẩu mà họ sản xuất ra, và tránh được tất cả các nguy cơ tiềm tàng như rủi ro từ nguồn nước ô nhiễm hoặc ô nhiễm vi sinh vật hay hóa chất. Mức dư lượng tối đa cho phép đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật Các quy định về mức dư lượng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh v.v…) có hiệu lực trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định của nước họ (khi gần đây nhất có quy định về mức dư lượng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật) và các quy định của các nước nhập khẩu. Họ chỉ có thể sử dụng các loại hóa chất đã được đăng ký sử dụng cho từng loại cây trồng riêng và phải tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn được nêu cụ thể trên các tờ hướng dẫn sử dụng hoặc trên các đồ chứa (ghi trên hộp hoặc chai lọ).

Các nước trong cộng đồng Châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép với các nông sản nhập khẩu vào Châu Âu. Với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đã có các mức dư lượng chung áp dụng cho toàn bộ Cộng đồng EU. Tuy nhiên, một số loại thuốc thì mức dư lượng lại khác nhau giữa các nước. Mỗi quốc gia phải xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu. Trường hợp các nước trong Cộng đồng EU chưa thiết lập được mức dư lượng tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu.

Thông tin chi tiết về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép của các nước thành viên trong cộng đồng EU có thể tìm trên các trang Web dưới đây:

www.europa.eu.int/comm/food/plant/protection/pesticides/index_en.htm www.europa.eu.int/comm/food/plant/protection/index_en.htm

www.europa.eu.int/scadplus/leg/en/lnb/l21289.htm

Các điểm liên hệ thích hợp của các nước thành viên trên trang Web: www.europa.eu.int/comm/food/plant/protection.evaluation/contact_dec.xls

Thông tin về thủ tục đăng ký cấp phép nhập khẩu: www.pesticides.gov.uk/applicant_guide.asp?id=1239

3. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Để đối phó với những vấn đề gần đây về an toàn thực phẩm (ví dụ như bệnh bò điên) và khủng bố toàn cầu, nhiều chính phủ đang tăng cường kiểm soát ở tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các nguy cơ ô nhiễm sinh học, hóa học và môi trường lên thực phẩm. Truy xuất (truy tìm nguồn gốc sản phẩm) là khả năng theo dõi sự di chuyển của thực phẩm qua các công đoạn nhất định trong việc sản xuất, chế biến và phân phối. Nó cũng giúp tăng cường hiệu quả trong việc thu hồi các loại thực phẩm bị ô nhiễm. Hơn thế nữa, chúng cũng giúp xác định gốc rễ của một vấn đề an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định pháp luật và đạt được sự mong đợi của người tiêu dùng về an toàn và chất lượng khi mua nông sản nhập khẩu.

Các quy định của Cộng đồng EU về truy xuất nguồn gốc nông sản nhập khẩu có hiệu lực từ tháng 1 năm 2005. Để tuân thủ những quy định này, điều quan trọng là các nhà nhập khẩu nông sản vào Châu Âu xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của nông sản. Chính vì lý do đó, gần đây yêu cầu các nhà xuất khẩu nông sản tuân thủ các qui định về truy xuất nguồn gốc thậm trí trong trường hợp các nhà xuất khẩu tại các nước đối tác thương mại theo luật không đòi hỏi phải thỏa mãn yêu cầu về truy xuất nguồn gốc áp dụng trong cộng đồng Châu Âu.

Thông tin chung về truy xuất nguồn gốc có thể tìm thấy tại địa chỉ sau: www.europa.eu.int.comm/food/food/foodlaw/guidance/guidance_r
ev_7_en_pdf

www.europa.eu.int.comm/food/food/foodlaw/traceability/index_en.htm

www.europa.eu.int/scadplus/leg/en/lvb/132041/htm

Để có được giải thích về các yêu cầu vệ sinh thực phẩm, Quý doanh nghiệp hãy tham khảo thêm qua website: www.europa.eu.int/comm/food/food/biasafety /hygienelegislation/ guidance_doc_8522004_en.pdf

4. Các quy định về kiểm dịch thực vật

Các nhà sản xuất phải tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và lan truyền của bệnh dịch và sâu hại sang các vùng khác. Các nước nhập khẩu chính trên thế giới tiến hành phân tích rủi ro của dịch hại nhằm xác định mức độ rủi ro của mỗi sản phẩm nhập khẩu và kiểm tra sản phẩm tại nơi đến để đảm bảo rằng mức rủi ro đó không bị vượt quá mức qui định.

Để xuất khẩu nông sản sang Châu Âu, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về sức khỏe thực vật của Châu Âu. Các quy định được áp dụng ngay tại địa điểm nhập khẩu. Để có thêm thông tin về các quy định về sức khỏe thực vật của EU, liên hệ qua cổng thông tin điện tử Kiểm dịch Thực vật Quốc tế: www.ippc.int/IPP/En/nppo.jsp hoặc để có nội dung cụ thể về các quy định về kiểm dịch thực vật của ủy ban Châu Âu (Hội đồng thanh tra 2000/29/EC có sửa đổi) truy cập vào trang Web: www.europa.eu.int/eur-lex/en/consleg/pdf/ 2000/en_2000L0029_do_ 001.pdf

  • Khai báo hải quan

Khâu cuối cùng cho nông sản được nhập khẩu phụ thuộc vào Cơ quan Hải quan ở nước nhập khẩu. Để thông qua Hải quan, nhà xuất khẩu phải điền những thông tin cần thiết vào mẫu tờ khai (thương mại, vận chuyển) và trả tất cả các khoản phí (thuế nhập khẩu, thuế và lệ phí khác). Do quá trình xử lý những mẫu đơn này có thể tiêu tốn thời gian, một số nước hiện nay đã đưa ra chương trình khai báo hải quan trước để tiết kiệm thời gian. Điều này có nghĩa là các nông sản có thể được khai báo hải quan tại nước xuất khẩu do các cơ quan chức năng và các cơ quan này có thể đảm bảo các quy định đối với sản phẩm đã được tuân thủ đầy đủ. Việc không tuân thủ một số các quy định của nước nhập khẩu sẽ có thể là nguyên nhân từ chối sản phẩm.

Những thủ tục khai báo hải quan khi xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Châu Âu trong Cộng đồng Châu Âu khác nhau tùy thuộc từng nước. Tuy nhiên, rất nhiều nước ở đây có hệ thống hải quan điện tử và các chương trình khác giúp đẩy nhanh thời gian khai báo. Thông tin cụ thể về các thủ tục hải quan và biểu mức thuế quan (theo quốc gia) xem trên trang Web: Hiệp hội Thuế và Hải Quan: www.europa.eu.int/comm/taxation_customs/comm/about/welcome/index_en.htm

Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI): www.cbi.nl

Bấm vào ảnh dưới 👇 để đăng ký nhận ngay 1 chai Phân bón A4 dưỡng trái cho cây sầu riêng trị giá 295.000đ

Xem thêm về:

Danh mục: