Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng (hay còn gọi là bệnh đốm lá, đốm mắt cua). Bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra, bùng phát mạnh trong thời tiết giao mùa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng quả.
Nội dung bài viết
1. Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Rỉ Sắt Trên Cây Sầu Riêng
Trên lá: Đốm nhỏ màu vàng sáng trên lá non, sau chuyển nâu nhạt hoặc đen, viền vàng, lá rụng sớm khi bệnh nặng.


Trên quả: Vết nấm đen xù xì, lan rộng, quả biến dạng, khô sớm, dễ rụng.
2. Nguyên Nhân Gây Bệnh
Tác nhân: Chủ yếu do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv., đôi khi là nấm (Hemileia vastatrix, họ Puccinia). Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hoặc lỗ khí, phá hủy tế bào thực vật.
Cơ chế gây bệnh: Vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương tự nhiên (do sâu bệnh, gió, hoặc dụng cụ canh tác) hoặc qua lỗ khí trên lá. Sau khi xâm nhập, chúng tiết ra các chất độc và enzyme phân hủy tế bào thực vật, dẫn đến sự hình thành các đốm nâu đen đặc trưng.
- Môi trường: Nhiệt độ 20-30°C, độ ẩm >70%, đặc biệt mùa mưa hoặc vườn thiếu thông thoáng.
- Lây lan: Qua gió, mưa, dụng cụ bẩn, côn trùng (như sâu vẽ bùa), hoặc con người.
- Sức khỏe cây: Cây yếu, thiếu dinh dưỡng, giống không kháng bệnh dễ nhiễm hơn.
Bệnh rỉ sắt thường tấn công mạnh trên các cây non, lá non và quả đang phát triển, gây thiệt hại lớn nếu không được kiểm soát kịp thời.
3. Giải pháp khắc phục
Biện pháp xử lý bệnh
- Cắt tỉa những những cành lá bị bệnh nặng đem đi tiêu hủy để tránh lây lan.
- Sử dụng chế phẩm WAO B52 kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn, diệt nấm, ngăn ngừa nấm phát tán lây lan. Bà con cho phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3-5 ngày.
Biện pháp phòng bệnh
- Chủ động phun phòng nấm khuẩn định kỳ 15-20 ngày/lần bằng chế phẩm WAO B52 và Siêu đồng. Đặc biệt vào những ngày mưa ẩm, trời âm u, độ ẩm cao.
- Chăm sóc sức khỏe cho Đất bằng việc bón phân hữu cơ, hạn chế phân vô cơ và thuốc bvtv hóa học. Che phủ đất. Chăm sóc tăng khả năng đề kháng cho cây trồng bằng chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý.
- Tỉa cành, loại bỏ các cành lá thừa hoặc bị nhiễm bệnh để ánh nắng và không khí lưu thông tốt hơn. Mật độ trồng hợp lý (8-10m/cây) giúp giảm độ ẩm và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Tạo hệ thống rãnh thoát nước để tránh ngập úng, đặc biệt trong mùa mưa. Độ ẩm quá cao (trên 70%) là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.