Trong những năm trở lại đây tình trạng cây còi cọc, kém phát triển xuất hiện tràn lan. Thậm chí có những vùng đất còn bị bỏ hoang do canh tác không mang lại năng suất. Nguyên nhân chính là đất trồng đang ngày càng cạn kiệt chất hữu cơ, dẫn đến việc canh tác kém hiệu quả.
Dưới đây là 3 nguyên nhân khiến đất trồng nhanh bị cạn kiệt chất hữu cơ. Cùng WAO tìm hiểu nhé:
1. Thời tiết mưa nắng thất thường
“Biến đổi khí hậu” làm thời tiết luôn đột ngột thay đổi, gây tác động mạnh mẽ đến môi trường. Trong đó, môi trường đất không ngoại lệ.
Cụ thể như khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao các vi sinh vật hoạt động mạnh hơn và phân hủy chất hữu cơ nhanh hơn. Ngoài ra ánh sáng mặt trời cũng có tác dụng phân hủy chất hữu cơ trong đất. Nó làm cho các hợp chất hữu cơ bị oxy hóa, từ đó phân hủy nhanh.
Còn khi mưa lớn xảy ra, đất bị xói mòn, rửa trôi hết chất dinh dưỡng bao gồm cả chất hữu cơ có trong đất. Khiến đất đai cằn cỗi, bạc màu, nghèo dinh dưỡng.

2. Lạm dụng phân hóa học, ít bổ sung hữu cơ
Đây là thói quen phổ biến của bà con hiện nay. Khi bón phân chuồng hay phân hữu cơ, chúng cần thời gian mới cho chúng ta thấy hiệu quả. Trong khi phân hoá học vừa rẻ lại nhanh. Đa số chúng ta thường mong muốn cây nhanh phát triển, cho năng suất cao nên không ngần ngại “đổ” một lượng lớn phân hoá học vào đất. Các chất độc từ phân bón hóa học ngấm dần vào đất, làm tăng mức độ acid, khiến đất bị chua và bạc màu.
Không những thế, việc sử dụng phân bón hoá học quá mức sẽ làm chết vi sinh vật trong đất. Khiến cho đất mất dần độ tơi xốp, màu mỡ do thiếu đi hoạt động phân huỷ chất hữu cơ của vi sinh vật.
Chính vì thế, chúng ta cần bổ sung phân bón hữu cơ thường xuyên cho đất. Để cung cấp nguồn thức ăn cũng như tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Giúp phân huỷ chất hữu cơ, cải thiện kết cấu đất.
3. Vi sinh vật đất phát triển mạnh
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi cho vi sinh vật đất phát triển. Vì thức ăn của chúng là chất hữu cơ. Nên khi chúng phát triển mạnh, chúng sẽ tiêu thụ một lượng lớn chất hữu cơ trong đất. Khi vi sinh vật tiêu thụ chất hữu cơ, chúng sẽ tạo ra một số chất thải, bao gồm khí metan, amoniac và nitơ. Những chất thải này có thể làm giảm lượng chất hữu cơ trong đất. Vì thế, khi chúng phát triển quá mạnh khiến lượng chất thải này tăng lên khiến lượng hữu cơ trong đất bị hao hụt.
Ngoài ra, khi vi sinh vật phát triển mạnh, chúng có thể tạo ra một số acid. Chẳng hạn như axit amin và axit béo. Những acid này có thể làm giảm pH của đất, khiến đất trở nên chua, cứng, kém thông thoáng và tơi xốp.
Trên đây là 3 yếu tố khiến đất trồng nhanh bị cạn kiệt chất hữu cơ. Vì thế, chúng ta cần lưu ý để có những biện pháp chăm sóc đất thích hợp. Đảm bảo đất khoẻ, cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Xem thêm: