Ở nước ta, mỗi vùng miền đều có điều kiện đất đai khí hậu khác nhau. Phù hợp với những loại cây trồng khác nhau. Thiên nhiên ban tặng cho nơi thì tươi tốt, nơi thì cằn cỗi bạc màu. Tuy nhiên nơi nào cũng có những thế mạnh riêng. “Đừng bắt cá sống trên cạn, chim sống dưới nước”. Hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên.

Khu vực Miền Trung, Nam Trung Bộ khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, chịu ảnh hưởng lớn của gió Tây Nam. Ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Bình, Quảng Trị nhiều người đã tiến hành trồng xương rồng tai thỏ để phủ xanh những nơi hoang hóa, cải tạo đất. Đồng thời tạo ra nguồn thu nhập “khủng” từ loại cây trồng này.

1.    Đặc điểm sinh thái của xương rồng tai thỏ

Xương rồng tai thỏ (Nopal) là một loài xương rồng sống ở những vùng hoang mạc, bán hoang mạc trên thế giới. Có nguồn gốc từ Mexico.

Là loài dễ tính, có thể sống được những nơi khắc nghiệt nhất và không cần bàn tay chăm sóc của con người nhiều.

Vốn là cây của sa mạc, xương rồng Nopal có lớp bì sáp trên lá dày tránh mất nước. Cành lá chứa một lượng lớn nhu mô có tác dụng như một “bể nước” cung cấp cho mô diệp lục tố hoạt động. Nó có thể sinh trưởng và phát triển trên điều kiện đất cát sa mạc. Trên các vùng đất khô cằn, bạc màu, nghèo dinh dưỡng. Với nhu cầu về lượng nước cực thấp.

xuong rong tai tho 4
Xương rồng tai thỏ phát triển được ở vùng đất cằn cỗi,khí hậu khắc nghiệt

2.    Công dụng của Xương rồng Nopal

2.1  Cải tạo đất, chống xói mòn đất cát

Xương rồng là loại cây chịu được khô hạn và chịu được thời tiết khắc nghiệt. Chúng có thể sống trong điều kiện thiếu nước và đất nghèo dinh dưỡng. Nên thường được trồng ở các khu vực sa mạc, ven các lưu vực biển trên toàn thế giới. Xương rồng giúp chống xói mòn, làm chậm và định hướng di chuyển của cát.

Xương rồng giúp cải tạo đất. Những nơi xương rồng mọc tính chất vật lý của đất được cải thiện. Cấu trúc đất được nâng cao ổn định hơn, khả năng thấm giữ nước tốt hơn, giảm xói mòn đất. Hàm lượng đạm và chất hữu cơ trong đất cũng được cải thiện đáng kể.

Xương rồng là loại cây tiên phong. Sự xuất hiện của nó có tác động tích cực đến sự phát triển của các loài thực vật khác. Bằng cách cải thiện môi trường khắc nghiệt, tạo điều kiện cho sự xâm chiếm và phát triển của các loài thân thảo.

Xương rồng giúp tăng cường phục hồi lớp phủ thực vật. Với hệ thống rễ sâu và khỏe, xương rồng giúp hút nước từ tầng sâu đưa lên tầng mặt. Cải thiện nguồn nước ngầm trong đất.

xuong rong tai tho cai tao dat
Xương rồng tai thỏ giúp cải tạo những vùng đất xấu

2.2  Giá trị dinh dưỡng

Là một loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng.

Xương rồng tai thỏ được dùng làm thực phẩm suốt mấy ngàn năm qua. Người ta có thể dùng Nopal dưới dạng rau để xào nấu với tôm, thịt, làm các loại salad, nước ép uống giải khát.

Ở Mexico, xương rồng Nopal thường được bán dạng rau quả tươi sống; dạng đóng hộp hoặc phơi khô chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài. Thống kê cho thấy một người dân Mexico mỗi năm dùng trung bình đến 6,4 ký xương rồng.

xuong rong tai tho 5
Xương rồng tai thỏ trồng ở Mexico làm thức ăn, dược liệu

Ở Việt Nam cũng có nhiều người đi tiên phong chế biến ra các sản phẩm đóng hộp từ xương rồng như: xương rồng muối chua, nước giải khát từ xương rồng…

Thành phần dinh dưỡng của 100 gam xương rồng Nopal: Năng lượng 27 kcalo; protid 1,7 gam, lipid 0,3 gam, glucid dạng xơ sợi hòa tan và không không hòa tan, pectin, mucilage; nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin K, vitamin PP (niacin); nhiều chất muối khoáng như calci, magnesi, kali, mangan, sắt, đồng và đặc biệt có rất nhiều chất chống oxy hoá.

Dầu béo trong hạt xương rồng chứa các loại axít béo không no, giá trị cao có nhiều ứng dụng trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Kết quả chiết tách tinh dầu từ hạt xương rồng Nopal, trồng ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận cho thấy hàm lượng các axít béo chưa no trong xương rồng Nopal khá cao, từ 63,62 – 69,06%.

2.3 Giá trị dược liệu

Thân xương rồng tai thỏ có chứa các loại axit amin có công dụng trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, béo phì, tim mạch, tiểu đường.

Xương rồng Nopal được dùng điều chế một số thuốc biệt dược, thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh rối loạn chất mỡ trong máu (thừa cholesterol ), ngộ độc rượu, tiêu chảy, nhiễm virut, thuốc nhuận tràng, u xơ tiền liệt tuyến…

2.4 Thức ăn gia súc

Toàn bộ thân, lá xương rồng đều được sử dụng làm thức ăn tươi cho gia súc. Trung bình một con bò có thể ăn 20kg xương rồng tươi/ngày; dê, cừu 7-9kg ngày/con.

3. Kỹ thuật trồng xương rồng tai thỏ

Chọn giống

Xương rồng tai thỏ hiện có rất nhiều loại nhìn tương tự nhau. Hầu hết các loại đều ăn được, và không gây hại đến sức khoẻ con người. Tuy nhiên, do đặc tính mỗi loại, năng suất và mùi vị mỗi cây, nên người ta sẽ chia ra làm nhiều công dụng khác nhau. Nếu trồng làm thực phẩm cho con người nên lựa chọn giống xương rồng tai thỏ đã mọc ở Việt Nam từ lâu đời. Loại này trên thân không có gai dài, chỉ có gai tơ li ti rất nhỏ. Nhìn bằng mắt thường sẽ rất khó thấy (nên thường được gọi là xương rồng tai thỏ không gai).

Xương rồng có thể chọn giâm bằng hom (bẹ nhánh) được cắt từ cây mẹ.

Lựa chọn hom đủ tuổi khỏe mạnh, cây sẽ mau phát triển.

Chuẩn bị đất

Xương rồng phù hợp với đất thoát nước tốt. Khu vực đón được nhiều ánh nắng như đất ở các vùng hoang mạc, bán hoang mạc, đất cát ven biển.

Kỹ thuật trồng

  • Sau khi cắt hom từ cây mẹ, đem xương rồng vào chỗ mát để khoảng 5-10 ngày. Sau khi vết cắt liền hẳn rồi đem đi trồng để hạn chế nấm khuẩn xâm nhập gây thối hỏng.
  • Sau khi trồng nên để khoảng 10-15 ngày mới tưới nước. Bản thân cây có tích nước sẵn và sẽ tự tạo độ ẩm để nứt rễ.
  • Sau nửa tháng sau khi cây ra rễ, 3-4 ngày tưới 1 lần.
xuong rong tai tho 6
Xương rồng tai thỏ nứt mầm con sau 20 ngày trồng

Xương rồng tai thỏ là loại cây dễ trồng, ít phải chăm sóc nhưng lại có nhiều giá trị về kinh tế. Cũng như tác dụng to lớn trong việc bảo vệ và cải tạo đất. Nhất là ở những khu vực đất xấu, cằn cỗi mà các cây trồng khác khó phát triển thì xương rồng tai thỏ là một trong những lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua.

>> Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *