Thị trường sầu riêng những năm gần đây có nhiều biến động về giá cả lẫn diện tích trồng mới. Khi xu hướng tiêu dùng của người dân có nhiều thay đổi. Và đặc biệt là sau khi Việt Nam ký kết Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng với Trung Quốc hồi tháng 7/2022. Cùng WAO tìm hiểu những thông tin cơ bản về thị trường sầu riêng trong thời gian gần đây và xu hướng thay đổi trong thời gian tới:
Nội dung bài viết
1. Phân bố và vùng trồng
Cây sầu riêng là một loại cây ăn quả đặc sản. Là loại trái cây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và mang lại giá trị kinh tế cao nên được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Miền Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây, thị trường Sầu riêng càng trở nên sôi động. Khi thị trường Trung Quốc mở cửa nhập khẩu chính ngạch đối với loại trái cây này càng làm cho diện tích trồng mới sầu riêng tăng nhanh.
Hiện nay có 3 giống sầu riêng được thị trường ưa chuộng nhất đó là Ri6, sầu Thái Dona (Monthong) và sầu riêng Cơm vàng sữa hạt lép Chín Hóa.
Cây sầu riêng được trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng Tây Nguyên sầu riêng được trồng nhiều tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum
- Vùng Đông Nam Bộ sầu riêng được trồng nhiều ở Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh. Đồng Nai là tỉnh có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất khu vực này. Sầu riêng được trồng tập trung ở các huyện Long Khánh, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long sầu riêng được trồng tại Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng. Tại Tiền Giang, sầu riêng trồng nhiều tại các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước và thị xã Cai Lậy. Vĩnh Long tập trung vào các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Mang Thít, Trà Ôn, Long Hồ. Ở tỉnh Bến Tre, sầu riêng trồng tập trung ở huyện Chợ Lách, Châu Thành.
2. Thị trường tiêu thụ sầu riêng
Thị trường trong nước
Thị trường trong nước là thị trường tiêu thụ chính của sầu riêng Việt Nam. Sầu riêng Việt Nam được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…
Thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam đang ngày càng mở rộng. Với nhiều thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu,…
Trong những năm gần đây, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc ngày càng tăng cao. Dẫn tới giá trị xuất khẩu sầu riêng Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ.
3. Yêu cầu về chất lượng
Yêu cầu tối thiểu về chất lượng
- Hình dạng phải đủ 2 hộc ( ngăn múi) rưới trở lên
- Độ chín thu hoạch khoảng 75 – 80%
- Quả sầu riêng phải còn tươi nguyên, không có vết tồn dư của sâu bệnh hại
- Quả không dị dạng, bầm dập do tác động của cơ giới.
Sầu riêng xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc
Giống sầu riêng DONA và Ri6 được phân loại thành 2 loại:
- Quả loại 1 phải đạt tiêu chí về khối lượng quả từ 1,8 kg đến 5,5 kg. Về hình dạng quả phải có 2 hộc (ngăn múi) rưỡi trở lên. Những quả có nhiều hộc và các hộc cân đối càng được ưa chuộng; độ chín thu hoạch khoảng 75-80%. Quả sầu riêng phải còn tươi nguyên, không có vết tồn dư của sâu bệnh hại hoặc do tác động của cơ giới (bầm dập).
- Quả loại 2 bao gồm những quả trọng lượng < 1,8 kg hoặc > 5,5 kg; hoặc quả đạt 1,8-5,5 kg nhưng quả không đủ 2,5 hộc hoặc dị dạng.
Đối với giống sầu riêng hạt lép Chuồng bò:
- Loại 1: 1,5-4 kg/quả,
- Loại 2: dưới 1,5 kg hoặc lớn hơn 4 kg.
- Các tiêu chí khác như phải đủ hai hộc rưỡi trở lên, quả không bị dị dạng, bầm dập.
4. Xu hướng phát triển của thị trường sầu riêng
– Xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ: Theo Hiệp hội Rau quả VN, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2023 đạt 1,07 tỷ USD. Tăng 809,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục. Cho thấy nhu cầu tiêu thụ sầu riêng trên thế giới đang ngày càng tăng cao.
– Mở rộng thị trường: Hiện nay, sầu riêng nước ta đã xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Mỹ, Canada, Australia,… là những thị trường lớn. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục mở rộng sang châu Âu, châu Phi,…
– Chất lượng sầu riêng được nâng cao: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các nhà vườn đang tập trung nâng cao chất lượng trái sầu riêng. Bằng việc chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, nông nghiệp thuận thiên.
– Nhu cầu tiêu dùng sầu riêng chất lượng cao ngày càng tăng: Xu hướng tiêu dùng sầu riêng hữu cơ trong nước đang ngày càng tăng lên. Đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,… Nguyên nhân là do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường. Họ mong muốn được sử dụng các sản phẩm an toàn, không chứa hóa chất độc hại.
Theo một khảo sát của Hiệp hội Rau quả VN. Tỷ lệ người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sầu riêng hữu cơ là 65%. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của sầu riêng hữu cơ trong nước là rất lớn.
– Đa dạng hóa sản phẩm: đẩy mạnh phát triển các sản phẩm sầu riêng sấy khô, sầu riêng đông lạnh.
5. Những thách thức mà các nhà vườn trồng sầu riêng phải đối mặt
– Cạnh tranh gay gắt: Thị trường sầu riêng đang ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt là từ các nước trồng sầu riêng khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,… Cũng như cạnh tranh chính với thị trường sầu riêng trong nước. Khi diện tích trồng mới sầu riêng ngày càng mở rộng.
– Tiêu chuẩn chất lượng cao: Các thị trường xuất khẩu sầu riêng cũng như thị trường trong nước ngày càng có yêu cầu cao về chất lượng, an toàn thực phẩm.
– Hàng rào kỹ thuật: Một số thị trường xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam có quy định nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm.
6. Biệp pháp thích ứng trước xu hướng thị trường
Để vượt qua những thách thức này, các nhà vườn cần áp dụng các biện pháp sau:
– Nâng cao chất lượng sản phẩm: Áp dụng các biện pháp canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ, nông nghiệp thuận tự nhiên. Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại theo tiêu chuẩn hữu cơ. Hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu trừ cỏ hóa học.
– Tăng cường liên kết sản xuất: Liên kết sản xuất với các doanh nghiệp nông nghiệp; các chuỗi cửa hàng phân phối nông sản chất lượng cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
– Tạo dựng thương hiệu: Tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm sầu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm.
– Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại: Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm sầu riêng Việt Nam đến với các thị trường tiềm năng.
– Tham gia dự án WAO đồng hành: cùng WAO xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất sầu riêng chất lượng cao phân phối khắp các tỉnh thành trên cả nước cũng như xuất khẩu.
Đối với những nhà vườn trồng sầu riêng ngoài việc quan tâm đến kỹ thuật trồng và chăm sóc thì việc nắm bắt những thông tin về thị trường sầu riêng sẽ giúp cho nhà vườn có cái nhìn tổng thể hơn và lựa chọn được hướng đi phù hợp trong tương lai.
Xem thêm: