Phân bón hữu cơ và K-humate là hai loại phân bón cải tạo, tăng độ mùn không thể thiếu. Phân hữu cơ là chất hữu cơ tự nhiên như phân chuồng, phân xanh,… Vi sinh vật phân hủy chúng tạo thành mùn. Còn K-humate bản chất nó trong tự nhiên đã là mùn, nên khi sử dụng lượng mùn trong đất sẽ trực tiếp gia tăng.
Một số các chuyên gia nông nghiệp thường khuyến cáo cho bà con nông dân là hằng năm phải cải tạo đất bằng 50 hay 70kg phân chuồng cho một gốc cây ăn trái. Nhưng chưa nói rõ được vì sao lại nên bón như vậy. Bản chất trong phân chuồng, phân hữu cơ có rất ít chất dinh dưỡng. Nhưng nhờ vi sinh vật phân hủy chúng sẽ tạo thành mùn, mùn này sẽ giúp đất giữ lại tối đa lượng phân bón vô cơ mà chúng ta bón vào đất. Sau đó mới bắt đầu nhả ra từ từ cho cây hấp thụ, đảm bảo cho cây luôn được cung cấp dinh dưỡng kịp thời.
Vậy sử dụng phân hữu cơ và K-humate để tăng độ mùn cho đất như thế nào là hợp lý?
Không giống như phân hóa học, cần phải đúng cách, đúng loại, đúng liều và đúng thời điểm. Phân hữu cơ và K-humate có thể bón mọi lúc, mọi nơi mà không ảnh hưởng gì đến cây trồng. Cách bón như sau:
- Khumate 0,5 – 1kg pha với 1000 lít nước tưới đều từ gốc ra hết tán cây.
- Phân compost: 20 tấn/1ha (2,2kg/m2), bón rải quanh tán, cách gốc 20cm.
- Bổ sung thêm một ít vi sinh vật phân giải hữu cơ, sau đó dùng cỏ khô, rơm rạ phủ gốc.
Lưu ý: việc bón phân như trên nên được bón định kỳ hằng năm để cải tạo đất sau mỗi vụ thu hoạch trái. Nên kết hợp với vôi dolomite hoặc lân nung để cải tạo và nâng cao pH đất.
Xem thêm bài viết ? So sánh đất tốt, đất xấu và cách để cải tạo đất tốt