Tại sao che phủ đất lại giúp tiết kiệm chi phí phân bón?

Ngày nay, che phủ đất là biện pháp để bảo vệ và chăm sóc đất được nhiều nhà vườn áp dụng khi chọn canh tác theo hướng hữu cơ thuận tự nhiên. Cùng WAO tìm hiểu thêm về chủ đề che phủ thông qua góc nhìn tiết kiệm chi phí phân bón nhé. 

Hầu hết mọi người làm vườn đều mong muốn tốn ít công bón phân. Cây hấp thu được nhiều dinh dưỡng, khỏe và cho năng suất cao. Vậy, việc che phủ đất giúp tiết kiệm chi phí phân bón như thế nào?

1. Những thiệt hại khi đất thiếu che phủ

  • Thông thường, khi bón phân không che phủ, các nhà vườn sẽ xẻ rãnh vòng xung quanh và bón phân theo rãnh. Làm như vậy vừa tốn công, lại có thể vô tình làm tổn thương rễ, làm đứt rễ cây. Các vết thương hở trên rễ tạo điều kiện cho các loại nấm hại tấn công và gây bệnh. 
  • Khi gặp thời tiết khô, thiếu che phủ sẽ xảy ra tình trạng bốc hơi bay hết chất dinh dưỡng. Như vậy là bón nhiều, nhưng cây hấp thu được ít. 
  • Vào mùa mưa, lớp che phủ trên mặt đất giúp hạn chế sự xói mòn của nước mưa. Thiếu che phủ, các chất dinh dưỡng và khoáng chất trong đất sẽ bị rửa trôi đi theo dòng nước mưa.
  • Vào mùa nắng nóng, việc thiếu che phủ khiến nhiệt độ trong đất lên cao, tác động trực tiếp lên rễ cây. Khiến rễ bị héo, khô, có thể gây chết rễ. Bên cạnh đó, hệ vi sinh vật cộng sinh quanh rễ cũng bị ảnh hưởng. Chúng có thể bị thoái hóa, hoặc chết theo rễ.

2. Việc che phủ đất giúp tiết kiệm chi phí phân bón như thế nào?

  • Lợi ích đầu tiên của việc che phủ phải nhắc đến là giúp giữ ẩm cho đất. Phần đất được che phủ luôn duy trì được độ ẩm và độ mát cho gốc và rễ cây. Vì vậy không cần tưới quá nhiều nước trong mùa mưa.
  • Lợi ích thứ hai là giúp hạn chế xói mòn dinh dưỡng trong mùa mưa. Đất sẽ giữ được tối đa nhất lượng dinh dưỡng và các khoáng chất có sẵn trong đất.
  • Lớp che phủ từ vật liệu hữu cơ là một mái nhà cho các loài vi sinh vật ẩn nấp và hoạt động. Khi hệ vi sinh vật phát triển tốt và hoạt động mạnh, việc phân hủy các dinh dưỡng từ phân bón diễn ra hiệu quả. Quá trình ấy liên tục tạo ra các vi chất dinh dưỡng có sẵn trong đất để cung cấp cho cây bất cứ lúc nào.

Có một điều rất đặc biệt từ các vườn canh tác thuận tự nhiên. Đó là cây biết tự điều tiết nhu cầu dinh dưỡng của mình. Tức là vào mỗi giai đoạn, chúng sẽ tự chọn lọc và hấp thu các loại dinh dưỡng phù hợp. Ví dụ, giai đoạn bật lộc, cây sẽ ưu tiên hấp thu đạm tự nhiên trong đất để nuôi mầm, nuôi lá. Tương tự như vậy mỗi giai đoạn cần Kali, lân… cây sẽ tự điều chỉnh nhu cầu dinh dưỡng của mình.

3. Cách che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ

Đối với các nhà vườn trồng rau màu, các cây ngắn ngày, có thể dùng rơm rạ che kín mặt luống. Lợi ích: giữ ấm cho đất, tiết kiệm phân bón và hạn chế cỏ dại mọc nhiều.

Đối với các vườn trồng cây ăn trái, nên giữ cỏ dại trong vườn để tạo thảm thực vật che phủ và cân bằng sinh thái trong vườn. Khi cỏ tốt, cắt cỏ dùng làm vật liệu che phủ quanh gốc sau khi bón phân. Khi chưa có cỏ, dùng rơm rạ hoặc các tàn dư thực vật khác tấp phủ cách gốc từ 20 cm.  

Trên đây là những chia sẻ của WAO để trả lời cho câu hỏi tại sao che phủ đất lại giúp tiết kiệm chi phí. Hi vọng sẽ hữu ích cho các nhà vườn, đặc biệt các vườn đang canh tác theo hướng hữu cơ thuận tự nhiên.

Đọc tiếp:

Một số loài cây che phủ đất đa dụng.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về cây trồng của mình để chăm sóc cây đúng. Bấm vào đây để xem chi tiết 👇

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh