Bổ sung Kali trong giai đoạn cây nuôi quả để tạo vị ngọt là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải cứ bón kali cho cây là sẽ hiệu quả luôn. Và nên sử dụng loại phân Kali nào để tạo ra nông sản chất lượng cao?
Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Vì sao sử dụng phân Kali chưa hiệu quả?
Lí do: có thể do bạn chưa hiểu rõ về kali, do chưa biết cách lựa chọn loại kali phù hợp, do chưa bổ sung đúng giai đoạn cần thiết, hoặc do cây không hấp thu được kali.
Khi sử dụng kali không hiệu quả, nông sản của bạn sẽ gặp phải một trong hai trường hợp: một là nông sản có vị rất nhạt, hai là nông sản có vị ngọt gắt, gây khó chịu khi ăn. Vậy làm thế nào để bón phân Kali cho cây và đạt được hiệu quả cao nhất?
Trước tiên, bạn cần nắm được các loại phân Kali chính được sử dụng nhiều nhất trong nông nghiệp.
2. Bốn loại phân Kali chính trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân bón gốc kali, tuy nhiên có bốn loại kali chính sau đây:
2.1: Kali Clorua (KCl) – Kali đỏ
Kali đỏ hiện tại là loại phổ biến nhất trên thị trường. Vì có hàm lượng kali cao và giá thành lại rẻ.
Nhược điểm:
- Kali đỏ có gốc axit, vậy nên khi sử dụng nhiều sẽ gây chua đất, làm giảm độ pH của đất. Khi đất càng chua nặng, pH càng tụt thấp thì câp hấp thu kali càng kém hiệu quả. Thiếu hụt kali dẫn đến nông sản có vị nhạt, làm giảm chất lượng nông sản.
- Ngoài ra, bản chất Kali là một kim loại yếu hơn các kim loại có trong đất. Vì vậy, lượng Kali tồn dư trong đất có xu hướng bị các kim loại khỏe hơn đẩy ra khỏi gốc KCl. Clo sẽ kết hợp với các kim loại mạnh hơn đó, tạo thành muối, gây nhiễm mặn, ngộ độc cho cây và đất.
Lưu ý: Kali Clorua không sử dụng được cho các loại cây nhạy cảm.

2.2: Loại phân Kali trắng – Kali Sunfat (K2SO4)
Kali trắng ngoài thành phần kali cao, còn bổ sung thêm lưu huỳnh cho cây trồng. Hòa tan trong nước rất tốt, nhưng giá thành cao hơn kali đỏ.
Nhược điểm: K2SO4 gốc axit, gây chua đất khi sử dụng nhiều, làm giảm độ pH của đất. pH đất thấp lâu ngày, nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc hấp thu kali và các loại dinh dưỡng khác của cây trồng.
Loại phân Kali trắng trong thành phần không chứa Clorua nên có thể sử dụng cho các loại cây nhạy cảm như cafe, sầu riêng,… Có thể lựa chọn Kali Sunfat cho các loại cây cần nhu cầu lưu huỳnh trong quá trình phát triển.
2.3: Kali Nitrat (KNO3)
Kali Nitrat giúp cung cấp Kali và Nito (đạm) cho cây trồng, với hàm lượng kali tương đối cao. Loại phân kali này rất dễ tan trong nước.
Nhược điểm:
- Kali Nitrat gốc axit, gây chua đất khi sử dụng nhiều, làm giảm độ pH của đất. Làm giảm khả năng hấp thu kali cũng như các loại dinh dưỡng khác của cây trồng.
- Ngoài ra, có nguy cơ gây tồn dư Nitrat trong nông sản. Loại kali này không được dùng trong nông nghiệp hữu cơ.
2.4: Kali Humate
Loại phân Kali Humate hiện đang được các nhà vườn canh tác theo hướng hữu cơ lựa chọn để bổ sung cho cây trồng.
Kali Humate được hình thành từ việc điện phân kali thô KCl để chiết xuất kali tinh chất K2O. Sau đó phối trộn K2O với Axit Humik và axit Fulvic để tạo thành Kali Humate.
Ưu điểm:
- Thành phần kali trong Kali Humate là kali tinh chất, nên cây hấp thu nhanh chóng.
- Nguồn gốc hữu cơ, giúp cải tạo đất trồng.
- Không bị bốc hơi khỏi mặt đất, mà được lưu giữ lại trong đất để khi cần, cây có thể sử dụng luôn.
Nhược điểm: giá thành tương đối cao. Tuy nhiên, đổi lại sẽ tạo ra nông sản đạt chất lượng cao, và cây khỏe, đất khỏe.
3. Yếu tố nào quyết định sự hấp thu Kali của cây trồng?
Nếu như vườn nhà bạn đang canh tác theo hướng hữu cơ, và muốn tạo ra nông sản chất lượng cao thì nên lựa chọn Kali Humate để bón cho cây. Để đảm bảo cây trồng hấp thu kali hiệu quả nhất.
Còn nếu sử dụng các loại kali khác, bạn cần kiểm tra thường xuyên chỉ số pH đất trong vườn. Độ pH quyết định độ tan của tất cả các loại phân bón, và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thu dinh dưỡng của cây trồng.
Độ pH ổn định và giúp cây hấp thu kali cũng như các loại dinh dưỡng khác tốt nhất là từ 5.5 đến 7. pH thấp làm giảm sự hấp thu kali của cây trồng, dẫn đến tình trạng bón nhiều nhưng cây lại hấp thụ được rất ít. Lượng Kali tồn dư trong đất còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất trồng sau này.
Trên đây là thông tin về 4 loại kali chính và đặc điểm của từng loại. Hi vọng bài viết hữu ích với các nhà vườn đang trồng cây ăn trái. Và sẽ giúp bà con lựa chọn loại kali phù hợp cũng như bón kali đạt hiệu quả cao nhất.
Đọc tiếp:
Làm sao để tăng độ ngọt tự nhiên cho trái cây?