Sầu riêng sau xổ nhụy cần bón phân gì để chăm trái

Sầu riêng sau khi xổ nhụy sẽ bước vào giai đoạn phát triển quan trọng. Việc chăm sóc hợp lý giúp trái phát triển nhanh, đồng đều, chất lượng. Bài viết này WAO sẽ giúp bà con nắm rõ quy trình bón phân hiệu quả cho sầu riêng sau xổ nhụy, để có một mùa sầu bội thu.

1. Vì sao cần phải bón phân cho sầu riêng sau xổ nhụy?

Nhiều nhà vườn thường ngần ngại việc bón phân sau khi cây xổ nhụy do lo sợ cây ra đọt và rụng trái. Nên thường siết cây trong thời gian dài không bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế việc thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn trái non mới chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng trái nhiều hơn.

Giai đoạn này, cây sầu riêng cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển kích thước quả, giúp quả tròn đều, không méo vẹo.

2. Cách bón phân cho sầu riêng sau xổ nhụy 

Sau khi cây sầu riêng xổ nhụy hoàn toàn, nhà vườn có thể bắt đầu chăm bón cây. Chi tiết cách bón phân cho sầu riêng sau xổ nhụy như sau:

* Sau xổ nhụy dứt điểm 2-4 ngày:

  • Nhà vườn sử dụng phân bón lá A4 để phun bổ sung dinh dưỡng qua lá. 
  • Phân bón lá A4 chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trong giai đoạn này. Như NPK, Canxi, Bo, Mg, S, Zn, Mn, Mo,… Giúp trái xanh, to tròn, hạn chế nứt trái, rụng trái, méo trái.
  • Cách pha: Pha 1 chai A4 – Amino acid 250ml với 800 lít nước.
  • Cách phun: Phun ướt đẫm 2 mặt lá và toàn bộ quả.

*Sau xổ nhụy 7-10 ngày:

  • NPK (loại phân 16-16-16): Bón rải mặt mỗi gốc 200gram (2 lạng). Dinh dưỡng NPK giúp tăng độ phì của trái, để trái đầy đặn, cân đối. 
  • Phân trung vi lượng Sao đỏ: Bón mỗi gốc 50gram (nửa lạng). Phân sao đỏ chứa đầy đủ dinh dưỡng trung vi lượng thiết yếu như Canxi, Magie, Boron, kẽm, sắt,… giúp trái sầu riêng lớn đều, tròn đẹp, hạn chế rụng trái, méo trái, nứt trái. 
  • WAO dịch cá thủy phân: Pha loãng 1 lít dịch cá với 200 lít nước. Tưới đều mỗi gốc từ 20-30 lít (tùy thuộc vào hình tán của cây mà lượng tưới có thể điều chỉnh). Dịch cá WAO giúp quả lớn nhanh, phát triển toàn diện.

Nhà vườn bón định kỳ 7-10 ngày/lần với các loại phân bón trên. Lượng bón tăng dần theo thời gian. Tối đa 1-1,5kg NPK/gốc và 100gram Sao đỏ/gốc.

*Sau xổ nhụy 30-40 ngày:

Nhà vườn tiến hành bổ sung thêm các loại phân hữu cơ dạng hạt dễ tan như Phân hữu cơ bã nhân sâm Hàn Quốc. Phân hữu cơ NPK bã nhân sâm giúp gia tăng hương vị tự nhiên cho trái sầu riêng. Giúp trái thơm ngon đậm vị.

Cách bón: Bón mỗi gốc 1-2kg (tùy thuộc vào độ rộng của tán cây).

* Sau xổ nhụy 45-60 ngày:

Giai đoạn này trái phát triển với tốc độ nhanh nên cần lượng dinh dưỡng lớn để vào cơm, tạo hạt và kết tinh hương vị. Do đó giai đoạn này nhà vườn cần tập trung bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cả đa trung vi lượng. 

Bà con tiếp tục cho bón phân NPK với hàm lượng như 12-12-17, 12-11-18 hay 15-5-20. Và phân trung vi lượng Sao đỏ. Đồng thời bổ sung chế phẩm K-humate với hàm lượng Kali cao giúp cơm sầu ngon ngọt hơn.

Cách bón:

NPK: Bón mỗi gốc từ 1,5-2kg.

Phân Sao đỏ: Bón mỗi gốc 50-100gram.

K-humate: Pha 1 gói Humic – K_humate 1kg với 600 lít nước. Tưới 5 – 10 lít/gốc (Tùy theo độ tuổi của cây và độ rộng của tán).

Để sầu riêng đậu trái nhiều, trái phát triển tròn đều, cho năng suất và chất lượng cao, bà con cần bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bên cạnh đó, bà con cũng cần lưu ý tưới nước, phun thuốc ngừa sâu bệnh đúng kỹ thuật để có một vụ mùa bội thu.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về cây trồng của mình để chăm sóc cây đúng. Bấm vào đây để xem chi tiết 👇

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh