Sầu riêng chết dần ở Bình Phước, liệu lịch sử chết nhanh chết chậm ở tiêu có lặp lại trên cây sầu?

Thời gian gần đây, nhiều diện tích sầu riêng tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đang xanh tốt bỗng nhiên xuất hiện tình trạng vàng, rụng lá, khô cành, xì mủ thân và bị chết dần không rõ nguyên nhân đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, khiến người dân hoang mang lo lắng. Điều đáng nói là dù các nhà vườn đã tìm đủ mọi cách để cứu chữa cho vườn cây nhưng tình trạng sầu riêng bị chết vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Thực trạng này, gợi nhớ đến sự kiện 10 năm về trước. Ở Tây Nguyên trong 2 năm 2013 và 2014, bệnh chết nhanh, chết chậm đã xóa sổ hàng ngàn ha hồ tiêu, khiến nông dân điêu đứng, lâm vào cảnh nợ nần trắng tay.

Bệnh chết nhanh chết chậm từng xóa sổ hàng ngàn hecta hồ tiêu

1. Liệu lịch sử có lặp lại trên cây sầu riêng?

Và câu hỏi đặt ra là, liệu lịch sử tàn khốc này có lặp lại trên cây sầu riêng?

Vừa qua, cán bộ kỹ thuật của WAO đã trực tiếp đến tận các vườn ở Bình Phước xuất hiện tình trạng sầu chết để tìm hiểu nguyên nhân.

Sầu riêng khô cành, rụng lá trơ trọi giữa trời
Cây chết dần từ bên trong

Qua kiểm tra, thăm khám vườn, các kỹ thuật nhận thấy một điều rằng, đất ở đây đã bị thoái hóa nghiêm trọng, nhiễm độc nặng. Bộ rễ của cây không còn phát triển, cây không ra rễ mới, mạch dẫn bị thối lan dần.

Không thể cứu vãn bằng biện pháp thông thường

Nỗ lực cứu vãn vườn sầu riêng bằng đủ mọi biện pháp, sử dụng nhiều loại thuốc trừ bệnh của các nhà vườn đều bất thành vì cây đã hỏng từ bên trong. Các loại nấm khuẩn gây bệnh đã hình thành khả năng kháng thuốc, lây lan mạnh mẽ trong môi trường đất.

2. Nguyên nhân do đâu?

Đây là hậu quả của một quá trình dài canh tác bất hợp lý. Việc lạm dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. Không quan tâm đến sức khỏe của nền đất đã khiến đất trở nên kiệt quệ, thoái hóa, trở thành môi trường lý tưởng cho nấm bệnh phát triển.

Nấm bệnh tràn lan trong đất, gây đủ bệnh trên cây

Hai căn bệnh nguy hiểm từng tàn phá hàng ngàn ha hồ tiêu đều do các chủng nấm khuẩn, tuyến trùng nguy hiểm gây ra.

Bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora spp gây ra. Trong đó 2 loài nấm Phytophthora tropicalis và Phytophthora capsici gây hại nặng.

Bệnh chết chậm do sự kết hợp của tuyến trùng nội ký sinh và ngoại ký sinh gây hại như Meloidogyne spp, Meloidogyne incognita, Rotylenchulus reniformis, tylenchus sp,.. và nấm hại như Fusarium solani, Lasiodiplodia theobromae, Rhizoctonia solani, Pythium sp.

Các chủng nấm khuẩn tuyến trùng nguy hiểm này không chỉ gây bệnh trên hồ tiêu mà còn gây bệnh trên các loài thực vật khác trong đó có sầu riêng.

Một số bệnh trên sầu riêng mà các nhà vườn thường gặp như vàng lá thối rễ, nứt thân xì mủ, cháy lá chết ngọn, thối trái, lở cổ rễ,… đều do các chủng nấm khuẩn này gây ra. 

3. Vòng luẩn quẩn trong canh tác

Hệ sinh thái vi sinh vật trong đất vốn dĩ luôn duy trì trạng thái cân bằng giữa các vi sinh vật có lợi và có hại, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho cây trồng. Tuy nhiên, trong canh tác nhằm tăng năng suất và rút ngắn thời gian thu hoạch, nhiều nhà vườn đã không tiếc tay bón hàng tá phân bón hóa học cho cây. Hậu quả là đất trở nên chai cứng, bạc màu, cây phát triển kém, nhiễm bệnh. Cây bệnh nhà vườn lại tìm thuốc đổ vào để cứu cây càng làm đất trở nên chết dần vì mất hết sinh vật sống. Tạo nên một vòng luẩn quẩn không thể thoát ra.

Vậy làm thế nào để vườn sầu riêng tránh được thảm cảnh này? Nhà vườn cần làm gì?

Cùng chờ đón bài chia sẻ tiếp theo của WAO.

Xem video cán bộ kỹ thuật của WAO nói gì tại vườn sầu riêng Bình Phước

Bạn muốn hiểu rõ hơn về cây trồng của mình để chăm sóc cây đúng. Bấm vào đây để xem chi tiết 👇

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh