Sầu riêng bị cháy lá là tình trạng thường gặp ở hầu hết các vườn sầu riêng. Lá sầu riêng bị cháy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó nhà vườn cần xác định đúng để có biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
Nội dung bài viết
1. Sầu riêng bị cháy lá do rầy xanh
Rầy xanh hay còn gọi là rầy nhảy là loại côn trùng gây hại nguy hiểm trên cây sầu riêng. Chúng phát triển và gây hại vào tất cả các giai đoạn nhưng tấn công mạnh nhất vào thời điểm cây ra đọt non làm cháy lá, rụng lá non hàng loạt, khiến cành trơ trọi.
Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó mép lá bị cháy xoăn lại, khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời.
Cách xử lý rầy xanh
Rầy xanh tấn công mạnh từ khi lá còn chưa mở. Đến khi lá đã thành thục thì rầy không gây hại mạnh nữa. Do đó bà con cần cho phun từ khi cây xuất hiện mũi giáo (le lưỡi mèo) đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra và chuyển thành lá thành thục.
Bà con sử dụng chế phẩm WAO M19 kết hợp với Siêu đồng phun liên tục 3 lần cách nhau 3 -5 ngày.
2. Sầu riêng bị cháy lá do nấm
Có hại loại nấm nguy hiểm gây cháy lá trên cây sầu riêng là nấm Rhizoctonia solani và nấm Colletotrichum spp.
2.1 Bệnh do nấm Rhizoctonia solani
Nấm Rhizoctonia solani là tác nhân gây bệnh cháy lá chết ngọn (cháy lá khô cành) ở sầu riêng. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây hại đối với cả sầu riêng con và sầu riêng ở giai đoạn kinh doanh. Đặc biệt ở những vườn ươm, vườn sầu riêng mới xuống giống, nó có thể gây thiệt hại đến 50% vườn.
Bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng phát sinh trên cả lá già, lá non và đọt non. Vết bệnh ban đầu sẽ như vết bỏng nước trên phiến lá, sau đó lan rộng dần và chuyển màu nâu, rồi cháy khô. Vết bệnh cũng có thể xuất phát từ chóp lá và rìa lá (mép lá). Các sợi nấm sẽ lan dần ra các lá bên cạnh. Trong điều kiện độ ẩm cao, nấm lây lan rất nhanh.
Lá sầu riêng bị nhiễm bệnh sẽ rụng sau một thời gian khiến cành trơ trọi. Cây thiếu lá không thể quang hợp, tổng hợp dinh dưỡng nên phát triển kém, không ra hoa đậu trái.
Nấm Rhizoctonia solani tồn tại sẵn trong đất, khi gặp điều kiện mưa ẩm, nấm theo giọt bắn của nước bám lên cành lá và tấn công gây bệnh.
2.2 Bệnh do nấm Colletotrichum spp
Nấm Colletotrichum spp là tác nhân gây bệnh thán thư ở sầu riêng. Đây cũng là loại nấm gây ra bệnh thán thư trên các loại cây trồng khác.
Lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan vào phía trong. Vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn đồng tâm, có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá. Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ giữa lá như bị tàn thuốc lá châm vào, hình hơi tròn, sau đó lớn dần. Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành.
Cách xử lý và phòng ngừa cháy lá sầu riêng do nấm
Khi phát hiện cây trồng có dấu hiệu mắc bệnh cháy lá chết ngọn (cháy lá khô cành) hoặc thán thư, nhà vườn cần nhanh chóng thực hiện các việc sau:
Bước 1: Tiến hành cắt tỉa các cành lá, hoa quả nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh lây lan.
Bước 2: Sử dụng chế phẩm WAO B52 kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá để diệt nấm và tăng kích kháng cho cây, giúp cây chống chọi lại với bệnh hại. Sau 3 ngày phun lại lần 2.
Đồng thời nhà vườn sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới đều quanh gốc để xử lý nấm Rhizoctonia, Colletotrichum spp đang tồn tại trong đất, cũng như các chủng nấm gây bệnh nguy hiểm khác như Phytophthora, Fusarium.
Nhà vườn tưới mỗi gốc từ 5-10 lít (tùy vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán). Sau 7 ngày tưới lại lần 2.
Cách phòng bệnh:
- Cắt tỉa, tạo tán hợp lý, tránh để vườn quá rậm rạp, độ ẩm cao, cây thiếu sáng.
- Cải tạo nền đất sạch khỏe, tăng cường bổ sung phân hữu cơ đã được ủ với Trichoderma.
- Tưới phòng nấm đất định kỳ bằng bộ giải pháp WAO BOOM 3 tháng/lần.
- Định kỳ 15-20 ngày/lần phun phòng nấm khuẩn trên cành lá bằng WAO B52 và Siêu đồng.
- Chăm sóc cây khỏe mạnh, tưới đủ nước và bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
- Thường xuyên thăm khám vườn để phát hiện sớm bệnh.
3. Sầu riêng bị cháy lá do ngộ độc phân
Đây là tình trạng dễ gặp ở các vườn bón quá nhiều phân vô cơ, cụ thể là NPK. Khi bón quá nhiều phân, các đầu rễ cám bị cháy, dẫn đến chóp lá, rìa lá cũng cháy theo.
Các đầu rễ bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho nấm khuẩn gây bệnh tấn công vào rễ, khiến rễ hoại tử.
Khi cây gặp tình trạng ngộ độc phân, nhà vườn cần tiến hành tưới humic K-humate để giải độc đất, làm dịu rễ và kích thích ra rễ non mới.
Để hạn chế tình trạng sầu riêng bị cháy lá do ngộ độc phân, nhà vườn cần lưu ý các việc sau:
- Bón phân với lượng vừa đủ.
- Với các vườn sầu riêng con dưới 1 năm tuổi, không bón phân vô cơ, chỉ bón phân hữu cơ.
- Bón cách xa gốc từ 40-50cm, tùy theo độ rộng của tán cây.
- Nên tưới thêm humic K-humate để giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Kết hợp bổ sung phân bón qua lá dạng Amino acid như Phân bón lá A4 giúp lá xanh dày, bóng mượt, cơi đọt khỏe.
- Bón dinh dưỡng trung vi lượng cao cấp Sao đỏ giúp cây cứng cáp, phát triển tốt.
- Kiểm tra pH đất, để đảm bảo dinh dưỡng trong đất được hòa tan và cây trồng có thể hấp thu.
-
Phân bón lá A4 – Amino acid – 250ml295,000 ₫
Để xử lý và phòng ngừa hiệu quả tình trạng sầu riêng bị cháy lá, nhà vườn cần xác định đúng nguyên nhân và thực hiện đúng biện pháp hướng dẫn.
Hoặc nhấp vào đây để được chuyên gia sầu riêng hỗ trợ bạn tìm giải pháp MIỄN PHÍ