Lá là bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng đối với cây trồng, cả sầu riêng cũng vậy. Nó có chức năg quang hợp, tổng hợp dinh dưỡng để bổ sung cho cây. Đặc biệt trong giai đoạn làm bông, làm trái cây cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi cây, nuôi trái. Vì thế, nếu giai đoạn này cây bị cháy lá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cây bị suy, giảm năng suất, chất lượng trái.
1. Nguyên nhân khiến sầu riêng bị cháy lá giai đoạn nuôi trái
1.1 Nấm bệnh:
- Bệnh cháy lá do nấm Rhizoctonia solani: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây cháy lá sầu riêng. Nấm tấn công vào lá, tạo ra các đốm nâu, sau đó lan rộng và làm cháy cả lá.
- Bệnh thán thư: Bệnh tấn công vào cả lá, cành và trái, gây ra các đốm nâu đen, khiến lá vàng úa và rụng.
1.2 Điều kiện môi trường:
- Thiếu nước: Cây sầu riêng cần nhiều nước, đặc biệt là trong giai đoạn làm bông, nuôi trái. Nếu thiếu nước, lá cây sẽ héo úa và cháy dần.
- Nhiệt độ cao: Nắng nóng gay gắt cũng có thể khiến lá sầu riêng bị cháy.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Cây thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như Kali, Canxi, Magie,… cũng dẫn đến tình trạng cháy lá.
1.3. Sử dụng hóa chất:
- Sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách có thể gây hại cho bộ rễ và lá cây, dẫn đến cháy lá. Chính vì thế, chúng ta cần nghiên cứu, ưu tiên những dòng sinh học, hữu cơ thuận theo sinh lý cây trồng. ( Ví dụ bà con thường sử dụng Paclo để làm bông sầu riêng, điều này khiến sầu riêng bị cháy lá hàng loạt)
2. Sầu riêng đang làm bông, nuôi trái bị cháy lá ảnh hưởng như thế nào ?
Sầu riêng đang làm bông nuôi trái bị cháy lá có ảnh hưởng rất lớn đến mùa vụ, cụ thể như sau:
2.1 Năng suất
Lá đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, giúp cây tổng hợp dinh dưỡng để nuôi trái. Khi lá bị cháy, khả năng quang hợp của cây giảm sút, dẫn đến việc cây không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho trái phát triển.Do đó, trái sầu riêng sẽ bị nhỏ, lép, thiếu sức sống và năng suất thu hoạch sẽ giảm đáng kể.
2.2 Chất lượng
Lá cũng giúp điều hòa nhiệt độ cho cây, bảo vệ trái khỏi ánh nắng trực tiếp. Khi lá bị cháy, trái sầu riêng dễ bị sốc nhiệt, nứt vỏ, ảnh hưởng đến chất lượng và giá bán.
3.3 Khả năng chống chịu
Cây sầu riêng có bộ lá dày và xanh giúp hạn chế sự tấn công của sâu bệnh. Khi lá bị cháy, sức đề kháng của cây giảm sút, dễ bị nấm bệnh và sâu hại tấn công, ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của cây.
2.4 Mùa vụ sau
Cây sầu riêng bị cháy lá sẽ yếu đi, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu trái cho cả mùa vụ sau
3. Biện pháp xử lý sầu riêng bị cháy lá giai đoạn nuôi trái
Để khắc phục tình trạng cháy lá sầu riêng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Phòng trừ nấm bệnh:
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp để phòng trừ nấm bệnh. Tham khảo dòng sinh học WAO B52 vừa có tác dụng diệt trừ nấm, vừa an toàn không gây cháy lá sầu riêng.
- Lưu ý, nên chủ động phòng ngừa nấm bệnh ở giai đoạn này. Tránh trường hợp cây bị nấm hại tấn công thân, cành, rễ và đặc biệt là trái, gây thối trái sầu riêng.
- Cải thiện điều kiện môi trường:
- Tưới nước đầy đủ cho cây, nhất là vào mùa khô. Đặc biệt, có thể bổ sung Amino A4 giúp làm mát cây, điều hoà cây trước điều kiện nắng nóng.
- Che chắn cho cây để tránh ánh nắng trực tiếp.
- Bón phân hữu cơ để cải thiện độ phì nhiêu cho đất. Có thể tham khảo dòng phân NPK hữu cơ bã nhân sâm Hàn quốc….
-
Phân bón lá A4 – Amino acid – 250ml295,000 ₫
Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.
Xem thêm: