Sầu riêng là loại cây mang lại lợi ích kinh tế cao, song song với đó là đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cũng rất cao. Nó rất khó chăm sóc và luôn tiềm ẩn những nguy cơ sâu bệnh tấn công gây hại. Để phát triển từ cây kiến thiết sang cây kinh doanh, từ làm bông đến nuôi trái thật sự không mấy dễ dàng. Đến khi trái trưởng thành, bà con vẫn chưa thể yên tâm được. Vì giai đoạn này, có sự xuất hiện của sâu đục trái sầu riêng, gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho nhiều hộ gia đình.
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm hình thái sâu đục trái sầu riêng
Sâu đục trái sầu riêng có tên khoa học là Conogethes punctiferalis. Nó thuộc họ Ngài sáng và Bộ cánh vảy.
Nó có 3 giai đoạn sinh trưởng:
- Con trưởng thành có kích thước nhỏ, chiều dài sải cánh từ 14-20mm, chiều dài thân khoảng 6mm. Toàn thân và cánh của nó phủ một màu vàng óng có điểm nhiều chấm đen. Chúng hoạt động vào ban đêm và chủ yếu.
- Ấu trùng dài khoảng 10-22mm, có màu hồng hoặc màu hồng hơi ngả sang màu tím, đầu có màu đen.
- Trứng có kích thước nhỏ, hình bầu dục. Nhộng mới nở ra có màu vàng nhạt sau đó chuyển màu đậm hơn. Sau 8 ngày, nhộng sẽ nở thành ấu trùng.
2. Đặc điểm gây hại của sâu đục trái sầu riêng
Sâu đục trái sầu riêng thường đẻ trứng ở gần cuống trái non. Khi sâu non nở ra, chúng tấn công vỏ trái. Sau đó, chúng tiếp tục đục sâu vào phía trong và tấn công phần thịt trái.
Chúng gây hại từ khi trái non đến khi già sắp chín. Nhưng gây hại nặng nhất là khi trái bắt đầu vô cơm cho tới khi chín.
Khi trái nhỏ, sâu tấn công khiến trái bị biến dạng và rụng. Còn khi trái đã phát triển, sâu đục trái gây ảnh hưởng đến chất lượng trái. Trái bị hỏng và không ăn được nữa.
Khi bị tấn công, tại những lỗ đục quan sát thấy có lớp phân sâu màu đen đùn ra ngoài. Gặp mưa hoặc độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Phytophthora tấn công gây thối trái, chỗ bị thối sẽ chuyển sang màu nâu đen.
Đối với những trái mọc thành chùm sẽ có khả năng bị sâu đục trái tấn công gây hại nhiều hơn những trái mọc đơn lẻ.
3. Biện pháp phòng trừ và đặc trị sâu đục trái
- Tỉa cành, tạo tán sau khi thu hoạch cho vườn thông thoáng
- Bổ sung cân đối và đầy đủ dinh dưỡng bằng Combo thúc dưỡng trái cho cây khoẻ mạnh, trái to, vỏ cứng cáp để hạn chế sự tấn công của sâu.
- Nên cắt tỉa những trái kém phát triển hay méo mó, chỉ nên để 1-2 trái 1 chùm.
- Thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu đục quả gây hại và có biện pháp điều trị hợp lý.
- Dùng chế phẩm sinh học WAO AKA + FILY phun định kỳ từ 7-10 ngày để xua đuổi, tiêu diệt trứng sâu và sâu non mới nở trên trái.
- Đồng thời nuôi và phát triển những loài thiên địch của sâu đục trái như kiến vàng, ong ký sinh… giúp kiểm soát sâu đục trái gây hại
Khi phát hiện sâu đục trái tấn công sầu riêng, bà con sử dụng chế phẩm sinh học WAO AKA phun xịt đều lên vết sâu đục để tiêu diệt chúng.
Trên đây là những chia sẻ của WAO về sâu đục trái sầu riêng. Hi vọng bà con có thể áp dụng được cho quá trình sản xuất sầu riêng đạt hiệu quả. Chúc bà con được mùa, được giá!
Xem thêm:
Bệnh thối trái trên cây sầu riêng và cách phòng ngừa