Sâu bệnh trên cây sen và biện pháp phòng trừ

Sâu bệnh trên cây sen là vấn đề được nhiều nhà vườn trồng sen quan tâm bởi lợi nhuận mang lại từ cây sen tương đối lớn. Cây sen dễ trồng nhưng cũng dễ bị sâu bệnh tấn công. Dưới đây là các loại sâu bệnh thường gặp ở cây sen và biện pháp xử lý bằng sinh học:

1. Bệnh thán thư

  • Triệu chứng:

Bệnh thán thư tấn công gây hại hầu hết các bộ phận thân, lá, bông, gương (đài sen).

Biểu hiện trên lá: Vết bệnh ban đầu từ những đốm tròn nhỏ hoặc không có hình dạng nhất định, màu nâu nhạt sau chuyển sang màu nâu sậm có viền đỏ hoặc quầng vàng, dần lan rộng ra xung quanh. Trên vết bệnh có nhiều vòng tròn đồng tâm, ngoằn nghòe (mạng nhện) và những chấm đen nhỏ li ti (bào tử) bằng đầu kim nhô lên.

Cây sen bị bệnh thán thư

Khi trời ẩm thường xuất hiện một lớp mốc màu hồng trên vết bệnh. Khi trời nắng vết bệnh khô giòn và rách, khi bệnh nặng các vết bệnh liên kết với nhau làm lá thối hỏng, khô rụng.

Trên thân và bông: Vết bệnh màu nâu xám, lõm sâu vào. Khi bệnh nặng thân teo lại rồi khô.

  • Nguyên nhân:

Bệnh thán thư trên cây sen do nấm Colletotrichum sp gây ra.

Nấm tồn tại sẵn trong đất, hạt giống và tàn dư cây bệnh. Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm kèm theo mưa nhiều, sương nhiều là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh và gây hại. Bệnh phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng.

Trên những ruộng thoát nước kém, bón phân không cân đối (bón thừa đạm) sẽ làm cho bệnh dễ phát sinh và gây hại nhiều hơn.

  • Biện pháp xử lý

– Thu gom những bộ phận của cây bị bệnh nặng mang ra khỏi ruộng để hạn chế lây lan. Rút cạn nước trong ruộng.

– Sử dụng bộ Vacccin + Siêu đồng phun ướt đẫm thân, lá, bông từ 2-3 lần cách nhau 3-5 ngày để kiểm soát bệnh, ngăn ngừa bệnh lây lan đồng thời tăng khả năng đề kháng cho cây trồng.

– Để phòng bệnh, sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM để xử lý nấm bệnh trong đất trồng sen. Vừa diệt nấm khuẩn phòng bệnh cả trên thân lá, bông, củ, rễ. Vừa bổ sung dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh, ít bị nhiễm bệnh.

2. Bệnh thối thân, thối ngó sen

  • Triệu chứng

Triệu chứng ban đầu là lá bị vàng úa sau đó khô đi rất nhanh. Trên thân xuất hiện các mô bệnh bị thối đen, bầy nhầy có mùi thối. Bệnh gây hại làm đỉnh sinh trưởng và cả thân bị thối đen. Bệnh lây lan rất nhanh trong ruộng sen.

Sen bị thối thân, thối ngó
  • Nguyên nhân

Bệnh thối thân trên cây sen do nấm Phythophthora sp gây ra.

  • Biện pháp xử lý

Tiến hành nhổ các cây sen bị bệnh ra khỏi ruộng

– Hạ mực nước trong ruộng, sau đó phun bộ Vaccin + Siêu đồng để vừa diệt nấm khuẩn, cô lập vết bệnh tránh lây lan. Đồng thời bổ sung chất kích kháng giúp cây khỏe hơn, nhanh phục hồi, đề kháng tốt với nấm bệnh.

Mua ngay:

310,000 Thêm vào giỏ hàng

3. Bệnh thối rễ, củ

  • Triệu chứng

Phần rễ, củ sen bị thối đen, lá sen bị vàng

  • Nguyên nhân

Bệnh thối rễ, củ sen do nấm Fusarium sp. và Pythium sp gây ra. Đây là những loại nấm bệnh tồn tại sẵn trong đất, bệnh thường phát sinh trong điều kiện thời tiết nắng nóng, ít mưa.

Thông thường sau mỗi mùa thu hoạch lượng tàn dư từ thân lá sen không được xử lý mà được giữ lại phân hủy ngày trong ruộng. Khi phân hủy trong môi trường ngập nước (yếm khí) nên tạo ra khí H2S gây nên tình trạng ngộ độc hữu cơ, làm cháy rễ sen. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập gây hại.

  • Biện pháp xử lý

– Hạ mực nước trong ruộng, hồ sen

– Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới đều lên bề mặt ruộng 2 lần cách nhau 7 ngày.

Nấm bệnh luôn tồn tại sẵn trong đất, để phòng bệnh hiệu quả không bị tái lại nhiều lần, nhà vườn nên sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM để xử lý nấm bệnh trong đất trước khi trồng sen. Vừa diệt nấm khuẩn phòng bệnh cho cây cả trên thân lá cũng như rưới củ, rễ. Vừa bổ sung dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh, ít bị nhiễm bệnh, phòng chống được ngộ độc hữu cơ.

4. Sâu xanh gây hại trên cây sen

  • Triệu chứng:

Sâu xanh là đối tượng gây hại phổ biến trên cây sen. Sâu non tấn công lá chỉ ngay sau khi xuống giống sen vài ngày. Lúc đầu lá mỏi chỉ bị ăn vài lỗ, nhưng khi sâu lớn nó càng gây hại mạnh, sau khi bị sâu ăn lá chỉ còn lại trơ phần gân. Sau đó chúng tấn công đục cả bông và đài sen gây thiệt hại lớn cho nhà vườn.

  • Biện pháp xử lý:

Sâu xanh phát triên nhanh, gây hại mạnh và kháng thuốc cao. Vì vậy nên chủ động phòng trừ và xử lý ngay sau khi phát hiện.

Sử dụng WAO AKA phun ướt đẫm các bộ phận của cây (thân, lá, bông, đài) từ -3 lần để kịp thời kiểm soát. Phun càng sớm hiệu quả càng cao, vì sâu càng lớn càng khỏe khó tiêu diệt.

Nên kết hợp phun cùng Amino để giúp xanh lá, dày lá, cứng lá hạn chế sâu hại.

5. Bọ trĩ gây hại cây sen

  • Triệu chứng:

Bọ trĩ chích hút làm lá bị quăn, không bung ra được. Mặt dưới của lá có những vết chích màu vàng, khi nặng dần chuyển qua màu nâu. Lá bị co rúm lại làm giảm khả năng quang hợp, cuống bị chai sần, quăn queo, đài (gương) nhỏ và méo mó, hạt không chắc hoặc bị thoái hóa.

Sen bị bọ trĩ gây hại
  • Biện pháp xử lý:

– Sử dụng Bio Bug + Amino phun ướt đẫm hai mặt lá. Phun cách nhau 3-5 ngày cho đến khi giảm mật độ bọ trĩ trong ruộng

– Nên chủ động phun phòng thời điểm sen ra lá non rộ để chuẩn bị ra hoa.

6. Rầy mềm, rệp muội gây hại cây sen

– Sử dụng WAO M19 + Siêu đồng phun ướt đẫm hai mặt lá. Phun cách nhau 3-5 ngày cho đến khi giảm mật độ rầy rệp

Xem thêm:

Một số lưu ý khi chăm sóc cây ăn trái trong những ngày nắng nóng

Danh mục: ,