Sâu bệnh cây thanh long, cách trị sâu bệnh cho cây thanh long

Muốn trồng cây thanh long cho năng suất cao bạn phải là người có khả năng giải quyết được 6 vấn đề nhức nhối sau đây. Đó là việc xử lý được các loại sâu, các loại bệnh thường xuất hiện nhiều trên cây thanh long như thối ngọn, đốm nâu, nám cành, thán thư, thối nhũn, nấm bò hóng,…

Để có thể xử lý tất cả các loại bệnh này bạn cần phải nhận biết đúng bệnh. Cần xác định đúng nguyên nhân rồi mới đưa ra giải pháp. Bạn có thể tham khảo toàn bộ các giải pháp theo thứ tự sau đây:

1. Bệnh thối ngọn, thối đầu cành trên cây thanh long

Triệu chứng của bệnh thối ngọn, thối đầu cành trên cây thanh long

Nguyên nhân: Bệnh thối ngọn, thối đầu cành trên cây thanh long do nấm Alternaria sp. gây ra. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng gây hại mạnh nhất vào đầu mùa mưa. Vết bệnh xuất hiện phát sinh mạnh ở các cành phía Tây, cành bị khuất gió. Những vườn thiếu hữu cơ, thiếu vi sinh vật có lợi sẽ bị hại nhiều hơn.

Bệnh thối ngon, thối đầu cành khiến cây thanh long chậm phát triển, số cành giảm. Bệnh nặng có thể khiến cả trụ thanh long bị chết.

Giải pháp: Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh cần tiến hành cắt bỏ những cành bị bệnh. Có thể tiến hành cạo bỏ những phần thịt lá bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan. Sử dụng Siêu đồngMocabi phun đều thân cành để sát khuẩn và diệt nấm.

Đối với những cây/vườn bị nặng tuyệt đối không tưới nước vào buổi trưa chỉ nên tưới nước lên đầu trụ vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Bón phân cân đối, không bón dư đạm, bổ sung vi lượng qua phân bón gốc hoặc phân bón lá. Cải tạo nền đất khỏe, bón phân cân đối, bổ sung bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân và quả.

2. Bệnh đốm nâu trên cây thanh long

Triệu chứng của bệnh đốm nâu trên cây thanh long
Triệu chứng của bệnh đốm nâu trên cây thanh long

Nguyên nhân: Bệnh đốm nâu trên cây thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Bệnh xuất hiện và lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao, đặc biệt là vào mùa mưa. Bệnh đốm nâu trên cây thanh long lây lan chủ yếu qua nguồn hom giống, gió, nguồn nước hoặc do sinh vật như côn trùng.

Giải pháp: Khi bệnh xuất hiện, cần cắt bỏ những cành nhánh và trái bị bệnh mang đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sử dụng Siêu đồng Mocabi phun đều lên các thân cành bị bệnh để sát khuẩn và diệt nấm. Không tưới nước lên tán cây để hạn chế lây lan mầm bệnh. Hạn chế tưới vào chiều tối để không tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Thường xuyên thăm vườn, tỉa bỏ cành già, cành mang bệnh để tạo độ thông thoáng cho vườn. Bón phân cân đối giữa hóa học và hữu cơ, bổ sung vi lượng qua phân bón lá hoặc bón gốc. Cải tạo nền đất khỏe, bón phân cân đối, tưới bổ sung bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân và quả. Tăng cường đề kháng cho cây trồng để chống chịu tốt với nấm bệnh.

3. Bệnh nám cành trên cây thanh long

Triệu chứng của bệnh nám cành trên cây thanh long
Triệu chứng của bệnh nám cành trên cây thanh long

Nguyên nhân: Bệnh nám cành trên cây thanh long do nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp gây ra. Nắng nóng đã làm bỏng mô cây tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Vết bệnh đầu tiên là vết cháy nắng sau đó tại chỗ cháy nắng có một màng mỏng màu xám tro, nhám do nấm lớp mốc phát triển.

Giải pháp: Khi phát hiện cành bị nhiễm nấm, tiến hành cắt bỏ những cành bệnh nặng và đem đi tiêu hủy để tránh lây lan. Phun Siêu đồngMocabi để sát khuẩn và diệt nấm. Cải tạo nền đất phì nhiêu, vào mùa khô cần giữ ẩm cho cây, tránh để cây bị khô hạn cháy nắng. Bón phân cân đối, tưới bổ sung bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân và quả.

4. Bệnh thán thư trên cây thanh long

Triệu chứng của bệnh thán thư trên cây thanh long
Triệu chứng của bệnh thán thư trên cây thanh long

Nguyên nhân: Bệnh thán thư trên cây thanh long do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, mưa nhiều ẩm ướt. Bệnh gây hại nghiêm trọng ở tất cả các giai đoạn ra hoa, sắp thu hoạch và sau khi thu hoạch. Mầm bệnh tồn tại trong đất, các nguồn xác bã thực vật. Bệnh lây lan chủ yếu qua mưa gió, nước tưới và con người trong quá trình chăm sóc.

Giải pháp: Khi bệnh xuất hiện, tiến hành tỉa bỏ và thu gom những cành nhánh, thân, quả hoa bị nặng mang đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sử dụng Siêu đồng và Mocabi phun xịt đều lên cây để sát khuẩn và diệt nấm.

Giữ cho vườn luôn thông thoáng, không bị ngập úng vào mùa mưa. Bón phân cân đối, cải tạo nền đất khỏe, bón phân cân đối, tưới bổ sung bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân và quả. Xây dựng rào chắn cây trồng để hạn chế sự lây lan của nấm bệnh từ các khu vực khác.

5. Bệnh nấm bồ hóng

Triệu chứng của bệnh nấm bồ hóng trên cây thanh long
Triệu chứng của bệnh nấm bồ hóng trên cây thanh long

Nguyên nhân: Bệnh nấm bồ hóng trên cây thanh long do nấm Capnodium sp. gây ra. Bệnh phát triển chủ yếu vào mùa nắng.

Trong mùa nắng, nụ bông và quả non thanh long thường tiết ra mật ngọt tự nhiên chính điều này tạo điều kiện cho nấm bồ hóng tấn công lên ở những vị trí này. Hoặc do rầy rệp tấn công trên bẹ non, trong quá trình chích hút nhựa chúng bài tiết ra chất mật và sau đó nấm bồ hóng có điều kiện tấn công. Bệnh có thể tồn tại trên cành, quả bị nhiễm bệnh và phát tán nhờ gió, nước mưa, côn trùng,…

Giải pháp: Khi trong vườn trồng xuất hiện nấm, dùng Siêu đồng kết hợp với Mocabi để rửa sạch những mảng nấm bám trên cành. Có thể kết hợp với nấm xanh nấm trắng để diệt rầy rệp trên cây.

Vào mùa nắng cần tưới nước đủ ẩm, không để cây và đất bị khô hạn. Bón phân cân đối, đủ dinh dưỡng. Tưới bổ sung bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân và quả. Tỉa cành tạo tán hợp lý, tạo thông thoáng cho vườn. Phun phòng nấm và sâu rầy định kỳ.

6. Bệnh thối nhũn

Triệu chứng của bệnh thối nhũn trên cây thanh long
Triệu chứng của bệnh thối nhũn trên cây thanh long

Nguyên nhân: Bệnh thối nhũn trên cây thanh long do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra.

Bệnh xuất hiện quanh năm, nhất là vào điều kiện nóng ẩm như là mùa mưa. Bệnh thường tồn tại trong tàn dư thực vật có trong vườn hoặc trên cành, hoa hay trái bệnh không được tiêu hủy đúng cách. Bệnh lây lan qua gió, nước mưa hoặc qua côn trùng.

Giải pháp: Khi phát hiện cây trồng bị nhiễm bệnh, tiến hành cắt bỏ những cành nhánh hoa trái bị nặng mang đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sử dụng Siêu đồng và Mocabi phun xịt đều lên cây để sát khuẩn và diệt nấm.

Cắt tỉa vườn thông thoáng, không bị ứ đọng nước, độ ẩm quá cao vào mùa mưa. Hạn chế việc tạo ra vết thương cơ giới cho cây để tránh sự xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh. Bón phân cân đối, cải tạo nền đất khỏe, tưới bổ sung bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân và quả.

>> Bấm vào tên sản phẩm để đặt hàng và tìm hiểu thêm thông tin

*Xem thêm:

Bấm vào ảnh dưới 👇 để đăng ký nhận ngay 1 chai Phân bón A4 dưỡng trái cho cây sầu riêng trị giá 295.000đ

Xem thêm về:

Danh mục: