Đã là người trồng cam thì bạn phải có khả năng giải quyết 11 vấn đề sau đây. Đó là các loại sâu, các loại bệnh trên cây cam bao gồm vàng lá thối rễ, vàng lá gân xanh, nứt thân xì mũ, lở cổ rễ, ghẻ loét, ghẻ sẹo, thối trái, nứt trái, thán thư, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, rầy rệp, bọ cánh cứng,…
Để có thể xử lý tất cả các loại bệnh này bạn cần phải nhận biết đúng bệnh, xác định đúng nguyên nhân rồi đưa ra giải pháp. Bạn có thể tham khảo toàn bộ các giải pháp theo thứ tự sau đây:
Nội dung bài viết
1. Bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam
Nguyên nhân: Bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam do nấm và tuyến trùng gây hại. Tuyến trùng và nấm Phytophthora xâm nhập rễ tạo ra các vết thương hoặc làm giảm khả năng miễn dịch của bộ rễ, từ đó tạo điều kiện cho nấm Fusarium solani xâm nhập gây hại. Nấm Fusarium tiết ra độc tố làm thối rễ, héo lá, vàng lá, rụng lá khiến cây chết từ từ.
Giải pháp: Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM pha với 1000 lít nước rồi tưới đều quanh gốc. Mỗi gốc tưới từ 10-15 lít (tùy vào tuổi cây và độ rộng của tán). Tưới liên tiếp 2 lần cách nhau 7 ngày.
2. Bệnh vàng lá gân xanh (greening)
Nguyên nhân: Bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam do vi khuẩn gây ra. Bệnh lan truyền bởi rầy chổng cánh. Vi khuẩn sống trong mạch dẫn gây xáo trộn sinh lý. Chúng làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) là tác nhân lan truyền bệnh chủ yếu. Bệnh phát triển mạnh ở những vườn cam chăm sóc kém, đất dễ ngập úng.
Giải pháp: dùng nấm xanh nấm trắng phun phòng rầy chổng cánh định kỳ 7-15 ngày/lần. Tỉa cành tạo thông thoáng, trồng đa dạng các loại cỏ để chắn gió, thu hút rầy rệp ký sinh… Bón phân cân đối hoặc có thể trồng xen với ổi để có tác dụng xua đuổi.
3. Bệnh nứt thân xì mủ
Nguyên nhân: Bệnh nứt thân xì mủ trên cây cam nguyên nhân chính do nấm Phytophthora gây ra. Bệnh nứt thân xì mủ trên cây cam thường xuất hiện nhiều khi cây bị thiếu canxi. Cây thiếu canxi sẽ khiến vỏ cây, vỏ trái dễ bị nứt khi thời tiết thay đổi đột ngột do nắng mưa. Khi vỏ cây bị nứt, nấm Phytophthora sẽ xâm nhập khiến cho cây bị xì mủ
Giải pháp: Để xử lý triệt để bệnh nứt thân xì mủ trên cây cam cần tiêu diệt nấm phytophthora và làm lành vết bệnh bằng cách pha chế phẩm Vaccin với Siêu đồng theo tỉ lệ 1:1 rồi quét đều lên vết bệnh. Mỗi ngày từ 2-3 lần, đến khi vết bệnh khô thì dừng.
Sau khi cây ổn định, tiến hành bón bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng với hàm lượng canxi cao giúp cây chắc khỏe, cứng cáp bằng phân cao cấp Sao đỏ.
4. Bệnh lở cổ rễ trên cây cam
Nguyên nhân: Bệnh lở cổ rễ trên cây cam do nhiều loại nấm lưu tồn trong đất như: Phytophthora spp., Rhizoctonia solani, Sclerotium sp., Fusarium gây ra. Chúng gây hại mạnh đối với những vườn có bộ rễ trồng quá sâu khiến phần cổ rễ dễ bị ngập khi tưới nước hoặc gặp mưa.
Giải pháp: Để xử lý bệnh lở cổ rễ trên cây cam cần diệt nấm bệnh trong đất bằng cách tưới bộ giải pháp WAO BOOM và sát trùng vết thương bằng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng.
Ngoài ra cần cào xới bớt đất xung quanh cổ rễ cho thông thoáng và bón phân rải mặt để kích thích bộ rễ ăn nổi lên cho tiện chăm sóc và hạn chế ngập úng.
5. Bệnh ghẻ loét (đốm mắt cua) trên cây cam
Nguyên nhân: Bệnh ghẻ loét (đốm mắt cua) trên cây cam do vi khuẩn Xanthomomas campestris gây ra. Vi khuẩn này xâm nhiễm mạnh qua vết thương hở hay lỗ khí khổng ở phần lá. Lá, cành non, trái thường bị nhiễm qua khí khổng khi có sương hay mưa làm ướt vết bệnh. Vi khuẩn trong vết bệnh sẽ ứa ra và từ đó gió, nước mưa, côn trùng (sâu vẽ bùa) sẽ làm lây lan bệnh. Trong các lá bệnh rơi rụng, vi khuẩn có thể tồn tại đến 6 tháng và có thể leo lên cây bất cứ lúc nào.
Giải pháp: Khi cây cam nhiễm ghẻ loét, nhà vườn tiến hành pha Siêu đồng kết hợp với Vaccin với 200 lít nước, sau đó phun đều toàn bộ thân cành lá quả diệt trừ toàn bộ vi khuẩn. Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày.
Ngoài ra, cần phun phòng sâu và côn trùng chích hút định kỳ bằng nấm xanh nấm trắng và WAO AKA kết hợp với Amino acid.
6. Bệnh ghẻ sẹo (ghẻ nhám) trên cây cam
Nguyên nhân: Bệnh ghẻ sẹo trên cây cam do nấm Elsinoe fawcettii gây ra. Nấm bệnh tập trung chủ yếu trên lá và cành non của cây đã nhiễm bệnh, sau đó theo gió và nước lây qua các lá và cây mới hoặc có thể lây lan qua các loại côn trùng cắn phá.
Giải pháp: Khi phát hiện vườn mắc ghẻ sẹo, nhà vườn tiến hành sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá quả để diệt nấm, ngăn ngừa lây lan. Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày.
Bên cạnh đó cần phun phòng sâu hại và côn trùng định kỳ bằng chế phẩm nấm xanh nấm trắng và WAO AKA, kết hợp với Amino acid.
7. Giải pháp xử lý thối trái, nứt trái
Nguyên nhân: Tình trạng nứt trái trên cây cam do một số nguyên nhân chính gây ra như dư nước, dư đạm, thiếu canxi, sâu bệnh tấn công nhiều làm sức đề kháng cây yếu.
Còn bệnh thối nhũn trái trên cây cam là bệnh do nấm Phytophthora spp gây ra.
Giải pháp:
Với tình trạng nứt trái, nhà vườn cần chủ động tạo mương rành thoát nước cho vườn để tránh vườn dư nước, khiến cây hút nhiều nước. Cần bổ sung đầy đủ và cân đối các loại dinh dưỡng đa, trung, vi lượng. Tránh bón dư thừa đạm. Vừa bổ sung qua gốc bằng phân bón cao cấp Sao đỏ, vừa bổ sung qua lá bằng Phân bón lá A4.
Để xử lý và phòng ngừa bệnh thối nhũn trên cây cam, nhà vườn sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá quả. Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày để trị bệnh. Phun định kỳ 15 ngày/lần để phòng bệnh.
8. Bệnh thán thư trên cây cam
Nguyên nhân: Bệnh thán thư trên cây cam do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh này phát triển và gây hại nhiều trong mùa mưa. Nấm bệnh tồn tại trong tàn dư thực vật, có thể lây lan bởi gió. Các trái nằm khuất trong tán cây thường dễ bị và thường nhiễm bệnh nặng hơn.
Giải pháp: Khi cây bị nhiễm bệnh nặng sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá quả, phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày. Cắt tỉa và tiêu hủy các cành, trái bị bệnh. Sử dụng Phân bón lá A4 để cho cây dễ hấp thụ bù lại thời gian thiếu hụt do quang hợp kém.
9. Giải pháp xử lý sâu vẽ bùa, bọ cánh cứng
Nguyên nhân: Sâu vẽ bùa là sâu non của một loại ngài. Sâu vẽ bùa xuất hiện nhiều ở giai đoạn lá non vì đây là nơi tập trung trứng ngài. Một con ngài có thể đẻ từ 60-80 trứng ở cả 2 mặt lá. Trứng này sẽ nở ra sâu vẽ bùa gây hại rất mạnh trên lá. Vườn không phun xịt phòng trừ định kỳ và ít thiên địch ăn trứng sâu tình trạng vẽ bùa gây hại càng nhiều.
Giải pháp: Để kiểm soát sâu vẽ bùa một cách hiệu quả nhất đầu tiên cần cắt tỉa cành đồng loạt để cây ra đọt đồng loạt. Sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA để xử lý trứng, ấu trùng sâu.
10. Giải pháp xử lý rệp sáp trên cây cam
Nguyên nhân: Rệp sáp phát triển mạnh khi trong vườn bị mất cân bằng sinh thái, không có thiên địch phát triển. Trồng cây độc canh, vườn cây thiếu thông thoáng, có cây ký sinh chủ của chúng.
Giải pháp: Để diệt rệp sáp, nhà vườn sử dụng chế phẩm nấm xanh nấm trắng kết hợp với Siêu đồng phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày.
Trồng thêm nhiều các loại cây cỏ có khả năng thu hút rệp để phân tán, tránh sự tập trung của rệp vào một cây. Phát triển thêm các loại thiên địch như bọ rùa, kiến vàng trong vườn để kiểm soát rệp.
>> Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin
Đọc thêm: Một số lưu ý khi chăm sóc cây ăn trái trong những ngày nắng nóng