Rệp sáp là một trong những loại rệp phổ biến gây hại cho cây sầu riêng. Nó thường gây hại lên tất cả các bộ phận của sầu riêng, bao gồm rễ, cành, lá, bông và cả trái. Rệp sáp xuất hiện và gây hại mạnh vào thời điểm hanh khô. Đặc biệt là giai đoạn sầu riêng mang bông và nuôi trái. Vậy khi rệp sáp gây hại trái non sẽ ảnh hưởng đến trái như thế nào và làm sao để xử lý. Cùng WAO tìm hiểu nhé !
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm của rệp sáp gây hại trái non sầu riêng
Rệp sáp là một loại côn trùng nhỏ, thuộc họ Pseudococcidae, có thân hình mềm mại, màu trắng được bao phủ bởi một lớp sáp trắng mịn.
Đặc điểm hình dạng:
- Kích thước nhỏ, chỉ từ 2-5mm, với hình bầu dục hoặc thuôn dài.
- Rệp cái trưởng thành không có cánh, di chuyển chậm chạp.
- Rệp đực có cánh, nhỏ hơn rệp cái và có khả năng bay.
- Cả rệp đực và rệp cái đều có một lớp sáp trắng mịn bao phủ bên ngoài cơ thể.
Vòng đời:
- Rệp sáp sinh sản vô tính, một rệp cái có thể đẻ đến 600 trứng.
- Vòng đời của rệp sáp từ 30-45 ngày, tùy thuộc vào điều kiện môi trường.
2. Tác hại của rệp sáp khi gây hại trái non
Rệp sáp bám vào trái non và chích hút nhựa cây, làm suy yếu cây. Khi đó, cây không đủ dinh dưỡng cần thiết để nuôi trái. Điều này khiến trái sầu riêng không đủ dinh dưỡng để phát triển bình thường, dẫn đến tình trạng sượng trái, nứt trái. Khi nứt trái, tạo điều kiện cho nấm khuẩn tấn công gây thối trái cho sầu riêng.
Không những thế, khi rệp sáp bài tiết mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Nấm bồ hóng bám trên vỏ trái, che lấp các lỗ khí, khiến trái non sầu riêng không thể hô hấp bình thường, dẫn đến tình trạng sượng và nứt.
Vì thế, khi rệp sáp tấn công lên trái sầu riêng không những ảnh hưởng đến mẫu mã, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trái sau này. Thương lái chê, ép giá, giá cả thấp, mất thương hiệu.
3. Biện pháp phòng trừ
– Thường xuyên thăm vườn, phát hiện và tiêu diệt rệp sáp kịp thời. Đối với những trái sầu riêng bị rệp sáp gây hại nặng, tiến hành cắt tỉa và đưa ra khỏi vườn, tránh lây lan.
-Sau đó dùng Siêu Đồng phun ướt đẫm cây nhằm bào mòn lớp cutin của rệp sáp. Tiếp theo dùng Nấm xanh nấm trắng để lây nhiễm bệnh cho rệp sáp bằng cách ký sinh. Rệp sáp sau khi nhiễm bệnh sẽ lây lan cho cả “dòng họ”, sau vài ngày thì chết.
-Cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
-Sử dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ rệp sáp, như sử dụng thiên địch, nấm xanh,..
-Việc sử dụng thuốc BVTV quá nhiều có thể tiêu diệt thiên địch của rệp sáp, khiến cho rệp sáp phát triển mạnh.
Xem thêm:
Vàng lá thối rễ sầu riêng – Đừng lo, đã có giải pháp!
Chăm sóc cây sầu riêng con trong thời tiết nắng nóng khô hạn