Rệp sáp gây hại bông sầu riêng – Cách phòng trừ và xử lý

Rệp sáp  là loài gây hại quanh năm trên cây sầu riêng, tuy nhiên thời điểm sầu riêng làm bông, nuôi trái là lúc xuất hiện và gây hại mạnh nhất. Bình thường, rệp sáp thường ẩn nấp ở dưới đất nên chúng ta thường rất khó phát hiện. Đến giai đoạn làm bông, xổ nhuỵ mới thấy rõ ràng. Tuy là loại gây hại nhỏ nhưng có thể khiến chúng ta bị mất mùa nghiêm trọng.

1. Tác hại của rệp sáp khi sầu riêng giai đoạn làm bông 

Rệp sáp có kích thước nhỏ, cỡ 1-2mm và có màu trắng. Xung quanh nó có lớp rìa là sợi tua trắng. 

Khi có rệp sáp xuất hiện là lúc có cả kiến đen, nấm bồ hóng trên sầu riêng. Bởi rệp sáp là loài di chuyển rất chậm, chúng cần thuê kiến đen làm tài xế và trả phí bằng chất ngọt mà nó tiết ra. 

Chính vì thế, kiến đen đi đến đâu là tha cả rệp sáp đi đến đó. Không những thế, chất mà rệp sáp tiết ra còn thu hút nấm bồ hóng đến gây hại. 

Rệp sáp tấn công hầu hết các bộ phận của cây (rễ, lá, cành, bông, trái) nhưng gây hại rõ nhất và nặng nhất khi cây có bông và trái non.

Trên hoa, rệp sáp chích hút ở cuống hoa. Khiến teo tóp cuống, hỏng hạt phấn, khiến hoa héo khô và rụng.

Trên trái rệp sáp cũng chích hút làm teo cuống trái. Gây hại khiến trái méo mó, hỏng gai, chậm phát triển.

Nếu không xử lý kịp thời, khi trái lớn rệp sáp cùng nấm bồ hóng bám đầy trên trái làm trái bị đen, đốm, mất thẩm mĩ.

Ngoài ra, rệp sáp khi ở dưới đất chích hút rễ làm phù rễ, đứt mạch dẫn. Tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập vào gây bệnh thối rễ, xì mủ.

2. Biện pháp xử lý rệp sáp giai đoạn làm bông 

Khi xuất hiện rệp sáp, chúng ta không nên sử dụng các loại thuốc hoá học để xử lý. Vì điều đó sẽ vô tình gây chết các loại sinh vật có lợi khác ở trong vườn.

Đầu tiên, cần cắt bỏ những phần bị rệp sáp gây hại nặng và đưa ra khỏi vườn để tiêu huỷ. Tránh lây lan sang những cây khác trong vườn.  

Có thể xử lý rệp sáp bằng cách sử dụng các loài thiên địch ăn rệp sáp. Ví dụ như ong ký sinh, bọ rùa, nhện bắt mồi, chim, thằn lăn…

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng nấm xanh nấm trắng để tiêu diệt rệp sáp. Nấm xanh và nấm trắng là hai loài nấm ký sinh. Nghĩa là chúng sống bám trên cơ thể rệp sáp và lấy chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Khi nấm xanh và nấm trắng ký sinh trên rệp sáp, chúng sẽ tiết ra các chất độc hại. Khiến rệp sáp bị suy yếu và chết.

Đây là giải pháp sinh học, tuyệt đối an toàn, không gây độc hại.

Để phòng trừ nhện đỏ xuất hiện và gây hại trên bông sầu riêng, chúng ta cần:

  • Cắt tỉa, dọn dẹp vườn tược thông thoáng. Hạn chế nơi cho rệp sáp, kiến đen trú ngụ và gây hại. 
  • Thường xuyên thăm khám vườn để theo dõi, kịp thời xử lý khi phát hiện.

Ngoài ra, có thể trồng thêm các cây phụ giúp ngăn chặn rệp sáp như rau mùi, bạc hà, tỏi, cà chua. Các loại cây này thu hút rệp sáp, tạo điều kiện cho nhà vườn dễ dàng tiêu diệt chúng hơn.

Xem thêm:

Cách xử lý bông sầu riêng bị thán thư không lo nóng bông, rụng quả

Bệnh thối trái trên cây sầu riêng và cách phòng ngừa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh