Trong giai đoạn nuôi trái, cây sầu riêng cần nhiều dinh dưỡng để phát triển kích thước quả, vào cơm, tạo hạt. Nếu cung cấp đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn này, cây sẽ phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất lợi. Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho trái đạt năng suất và chất lượng cao. Dưới đây là quy trình bón phân cho sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái, giúp tạo ra năng suất chất lượng cao.
Nội dung bài viết
1. Bón phân cho sầu riêng giai đoạn nuôi trái
Quy trình bón phân cho sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái bao gồm 4 đợt bón. Mỗi đợt cách nhau khoảng 30 ngày.
Bón đợt 1:
- Thời điểm bón: Sau khi xả nhụy khoảng 15 ngày
- Loại phân: NPK 16-16-8
- Lượng phân: 1kg/cây (Tùy vào đường kính tán và số lượng quả trên cây),
- Giai đoạn này chúng ta nên kết hợp tưới cùng WAO Dịch cá thủy phân để bổ sung thêm nguồn đạm hữu cơ cho cây. Giúp gia tăng kích thước cho quả 1 cách nhanh chóng, cũng như vào cơm, tạo hạt.
Bón đợt 2:
- Thời điểm bón: Sau khi bón đợt 1 khoảng 30 ngày
- Loại phân: phân NPK 12-12-18
- Lượng phân: 0.5 – 1kg/cây (Tùy vào đường kính tán và số lượng quả trên cây),
- Giai đoạn này chúng ta có thể kết hợp tưới cùng WAO Dịch cá thủy phân và bón Khumate để bổ sung Humic và kali hữu cơ giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, trái phát triển nhanh và đồng đều, cân đối.
Bón đợt 3:
- Thời điểm bón: Sau khi bón đợt 2 khoảng 30 ngày,
- Loại phân: NPK 10-10-20
- Lượng phân: 0.5 – 1kg/cây (Tùy vào đường kính tán và số lượng quả trên cây),
- Giai đoạn này nên kết hợp thêm 1-2kg NPK hữu cơ bã nhân sâm Hàn Quốc để gia tăng hương vị tự nhiên cho trái sầu riêng.
Bón đợt 4:
- Thời điểm bón: Sau khi bón đợt 3 khoảng 30 ngày
- Loại phân: phân NPK 10-10-20
- Lượng bón: 0.5 – 1kg/cây (Tùy vào đường kính tán và số lượng quả trên cây), kết hợp 1-2kg NPK hữu cơ bã nhân sâm Hàn Quốc
Trong giai đoạn nuôi trái, ngoài bón phân chúng ta cần kết hợp các biện pháp chăm sóc khác nhau để tăng khả năng hấp thu phân bón cũng như bảo vệ trái non khỏi côn trùng nấm bệnh.
2. Tưới nước
Duy trì tưới 2-3 lần/tuần để đảm bảo độ ẩm cho đất. Lượng nước tưới cần thiết cho cây sầu riêng trong giai đoạn này là 100-200lit/lần tưới tùy vào kích thước và nhiệt độ của từng vùng.
3. Chăm sóc và bộ rễ
Bộ rễ cây sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây. Trong giai đoạn nuôi trái, cây sầu riêng cần nhiều nước và dinh dưỡng để nuôi dưỡng trái. Do đó, việc chăm sóc bảo vệ bộ rễ cây sầu riêng trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Nên sử dụng các sản phẩm có chứa Humic, nấm men kích rễ để chăm sóc bộ rễ ra dài, dày mập mạp. Đồng thời sử dụng các chủng nấm đối kháng để bảo vệ bộ rễ trước sự tấn công gây hại của nấm bệnh, tuyến trùng trong đất.
>> Tham khảo bộ giải pháp Chăm sóc Đất – Bảo vệ Rễ WAO BOOM
4. Phòng trừ côn trùng gây hại
Các loại côn trùng gây hại mạnh trong giai đoạn này cần chủ động phòng trừ như: sâu đục trái, nhện đỏ, rầy xanh, rệp sáp, bọ trĩ . Cần phun phòng định kỳ 10-15 ngày/lần. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm sinh học để không ảnh hưởng đến đọt non, trái non. Chỉ sử dụng hóa học khi thấy mật độ côn trùng gây hại vượt ngưỡng cho phép.
>>Tham khảo WAO M19 – Đặc trị nhện đỏ rầy xanh hại sầu riêng
5. Phòng trừ nấm bệnh
Các bệnh thường gặp trên cây trong giai đoạn nuôi trái phổ biến như: thối trái, xì mủ, đốm lá, cháy lá. Cần xịt phòng định kỳ 7-10 ngày/lần. Ngoài ra trong giai đoạn này cũng cần đề phòng nấm khuẩn gây hại trong đất gây thối rễ, thối gốc. Cần tưới phòng định kỳ 1 tháng 1 lần đặc biệt trong giai đoạn nuôi trái và sau thu hoạch.
6. Tăng sức đề kháng
Nên bổ sung trung, vi lượng và amino acid sẽ giúp cây sầu riêng tăng cường sức đề kháng trong giai đoạn nuôi trái. Giúp cây sầu riêng chống chịu tốt hơn trước sâu bệnh cũng như thời tiết bất lợi. Nên xịt định kỳ 10-15 ngày/lần.
Quy trình bón phân và chăm sóc đúng cách cho cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng trái sầu riêng.
Xem thêm:
Bạn muốn hiểu rõ hơn về cây trồng của mình để chăm sóc cây đúng. Bấm vào đây để xem chi tiết 👇