Bí quyết quản lý cỏ dại hiệu quả trong giai đoạn nuôi trái non sầu riêng

Cỏ dại là một trong những vấn đề thường gặp trong trồng trọt. Giữ cỏ trong vườn và quản lý cỏ dại hợp lý là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao. Đặc biệt đối với cây sầu riêng đang nuôi trái non. Việc quản lý cỏ đúng cách sẽ giúp vườn sầu riêng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại. Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, trái sầu riêng đạt chất lượng cao.

1. Những lợi ích mà cỏ dại mang tới cho vườn trồng sầu riêng

Đối với vườn sầu riêng, giai đoạn cây nuôi trái thường rơi vào mùa khô. Việc giữ cỏ trong vườn mang lại những lợi ích sau:

– Giữ ẩm cho đất: Cỏ có tác dụng che phủ bề mặt đất, hạn chế sự bốc hơi nước, giúp đất giữ ẩm tốt hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong mùa khô, khi nguồn nước tưới khan hiếm.

– Cải thiện kết cấu đất: Rễ cỏ giúp đất tơi xốp, thoáng khí. Giúp rễ cây trồng hô hấp và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

– Tăng cường hệ sinh vật đất: Cỏ là nguồn thức ăn cho hệ sinh vật đất. Giúp hệ sinh vật đất phát triển, phân giải chất hữu cơ, cải thiện độ phì nhiêu của đất.

– Giảm xói mòn đất, hạn chế rửa trôi dinh dưỡng: Cỏ giúp giữ đất, hạn chế xói mòn đất rửa trôi dinh dưỡng trong đất do mưa lớn, nước tưới.

2. Cách quản lý cỏ dại trong vườn sầu riêng giai đoạn nuôi trái non

Để tận dụng tối đa những lợi ích mà cỏ dại mang lại, cần có biện pháp quản lý cỏ dại hợp lý.

– Không sử dụng thuốc diệt cỏ

Trong giai đoạn cây sầu riêng đang nuôi trái non, tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn. Bởi đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm đối với cây sầu riêng. Sử dụng thuốc diệt cỏ giai đoạn này có thể gây ra các hậu quả như:

  •  Sử dụng thuốc diệt cỏ có thể gây cháy lá, rụng lá, rụng hoa, rụng quả non. Thậm chí có thể làm chết cây sầu riêng
  • Thuốc diệt cỏ có thể gây tồn dư trong trái sầu riêng. Ảnh hưởng đến chất lượng trái cũng như sức khỏe người tiêu dùng.
  • Thuốc diệt cỏ gây tồn dư trong đất, gây ô nhiễm đất, nguồn nước, khiến đất chai cứng, thoái hóa nhanh hơn.
Cây sầu riêng bị cháy lá vàng lá do xịt thuốc cỏ

Không đánh trắng cỏ, chỉ nên cắt cỏ cách gốc từ 10 – 15cm.

Cỏ cắt xong nên phủ trực tiếp xác cỏ xuống đất để giữ ẩm cho đất và hạn chế sự phát triển của cỏ. Vì giai đoạn cây sầu riêng nuôi trái thường rơi vào mùa khô, nên cần đảm bảo duy trì đủ độ ẩm cho đất. Giúp tiết kiệm nước tưới.

– Dùng cỏ để quản lý cỏ

Quản lý cỏ dại bằng cách trồng các loại cỏ họ đậu để bổ sung đạm sinh học cho đất, tăng độ phì nhiêu, cải tạo đất. Các loại cây học đậu phổ biến nên được trồng xen trong vườn sầu riêng như: muồng vàng, đậu xanh, đậu đen, lạc dại…

Trồng xen các loại cỏ sinh khối lớn để cắt tỉa, tận dụng nguồn hữu cơ để che phủ cho đất. Hạn chế sự phát triển của các loại cỏ không mong muốn. Đồng thời giúp cải thiện độ phì nhiêu cho đất, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, giàu mùn. Các loại cây nên trồng xen như: chuối, vetiver

Trồng xen các loại cây cỏ họ cúc để hạn chế tuyến trùng rễ như cúc vạn thọ.

Nên làm sạch cỏ trong gốc để tạo độ thông thoáng cho gốc. Giúp hạn chế sâu đục thân, các loại côn trùng, nấm khuẩn phát triển gây hại cho cây sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái.

– Nên định kỳ cắt cỏ 1-2 tháng/lần, cắt cỏ vào sáng sớm hoặc chiều mát để hạn chế sốc nhiệt.

Trồng lạc dại trong vườn sầu riêng để hạn chế cỏ

Trên đây là những lợi ích mà cỏ dại mang lại cho vườn sầu riêng. Cũng như cách quản lý cỏ dại trong giai đoạn sầu riêng mang trái. WAO hy vọng các nhà vườn sẽ áp dụng một cách hiệu quả để có một vườn trồng sầu riêng khỏe mạnh, năng suất cao.

Tham gia nhóm Zalo TRAO ĐỔI + HỎI ĐÁP để kết nối trực tiếp với Kỹ thuật chuyên cây Sầu Riêng. Về chủ đề “Quản lý cỏ dại trong giai đoạn nuôi trái non sầu riêng” bấm vào đây: https://zalo.me/g/huqlvg697

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh