Cách phòng chống thối trái trên cây có múi

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trái khi thu hoạch thì thối trái là một trong những vấn đề nguy hiểm nhất. Khác với nứt trái và rụng trái do các yếu tố như dinh dưỡng và sâu hại gây nên thì bệnh thối trái là bệnh do nấm Phytophthora gây ra. Vậy có những biện pháp nào để phòng chống thối trái hiệu quả nhất.

1. Dấu hiệu của thối trái

Mỗi loại bệnh trên cây có múi đều có dấu hiệu nhận biết và cách phòng trừ khác nhau. Với bệnh thối trái khi xuất hiện cũng có những dấu hiệu đặc trưng giúp phát hiện bệnh sớm. Vì vậy khi thăm vườn nếu trên cây có những biểu hiện như dưới đây thì cần có biện pháp chữa bệnh sớm.

thối trái trên cây có múi
Thối trái nặng khiến vết bệnh lan dần hình tròn
  • Trái bị thối xuất hiện những vết bệnh tròn nhỏ, có màu xanh đậm, nhũn nước. Thối trái nặng khiến vết bệnh lan dần hình tròn. Đôi khi bất dạng, có màu xám nâu, đôi khi nâu đen, làm rụng lá.
  • Vào những ngày có ẩm độ cao và trời âm u, phần trái bị thối có lớp tơ màu trắng phủ trên vết bệnh.
  • Bệnh thối trái thường gây hại trên trái già và những trái trong tán cây. Làm trái mất màu từ rốn trái lan dần lên. Khi vết bệnh lan 1/3 đến 1/2 diện tích, trái sẽ bị rụng.
bệnh thối trái do nấm Phytophthora
Trái bị thối có lớp tơ màu trắng phủ trên vết bệnh
thối trái
Trái bị thối có lớp tơ màu trắng phủ trên vết bệnh
phòng chống thối trái
Bệnh thối trái thường gây hại trên trái già và những trái trong tán cây

2. Điều kiện phát sinh bệnh thối trái

Bệnh gây hại nặng trên các vườn trồng quá dày, rậm rạp, ít được chăm sóc.

Bệnh phát sinh và phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ cao.

Nấm bệnh lây rất nhanh từ trái này sang trái kia và lan nhanh trên cả vườn. Bào tử nấm lan truyền thông qua mưa, gió hoặc côn trùng mang đi.

3. Phòng chống thối trái hiệu quả trên cây có múi

Phòng bệnh:

  • Để hạn chế thối trái cần đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa. Nếu đất thấp phải có hệ thống thoát nước tốt tránh vườn bị ngập úng hoặc độ ẩm cao.
  • Tỉa cành tạo tán hàng năm sau thu hoạch: loại bỏ cành đã mang quả, cành bị sâu bệnh, cành nhỏ yếu nằm bên trong không mang quả, cành đan chéo nhau, cành vượt.
  • Bón cân đối giữa đạm, lân, kali, tuyệt đối không bón thừa đạm. Đặc biệt bón phân chuồng được ủ với nấm Trichoderma.
  • Khử trùng dụng cụ bằng nước Javel hoặc cồn 900 khi tỉa cành để tránh lây bệnh qua cây khác.
  • Phun phòng định kỳ bằng Elicitor để diệt nấm đồng thời tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chọi tốt hơn với nấm bệnh.
  • Tưới phòng định kỳ WAO BOOM 3 tháng 1 lần để cải tạo đất tơi xốp, bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất giúp hạn chế nấm bệnh phát sinh trong đất.

Xử lý khi vườn mắc bệnh:

  • Khi phát hiện cây có biểu hiện của thối trái, tiến hành cắt bỏ những trái bệnh và thu gom mang ra khỏi vườn tiêu hủy.
  • Sử dụng VACCIN kết hợp với Siêu đồng phun đều thân cành lá để sát khuẩn, diệt nấm ngăn chặn nấm lây lan. Đồng thời tăng kích kháng cho cây, giúp cây chống chọi với nấm bệnh tốt hơn.
  • Bà con tiến hành phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
  • Bên cạnh đó, bà con cho tưới WAO BOOM để tiêu diệt sạch nấm Phytophthora trong đất, tránh trường hợp nấm còn trong đất và có thể tiếp tục phát sinh gây hại lên cây.

>> Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh