Phòng trừ sâu bệnh cho cam bưởi giai đoạn ra hoa đậu trái

Giai đoạn cây cam bưởi ra hoa đậu quả là giai đoạn các loài côn trùng và nấm bệnh phát sinh gây hại mạnh, điển hình như các loài sâu vẽ bùa, sâu đục quả, nhện, thán thư, ghẻ loét, thối nhũn,…

Nếu không phòng trừ kịp thời và đúng cách các tác nhân gây hại này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng khiến hoa thui chột, trái thối rụng, sần sùi, méo mó.

Trong bài viết này WAO sẽ hướng dẫn chi tiết cho bà con cách phòng trừ và xử lý côn trùng nấm khuẩn gây hại trên cam bưởi hiệu quả, an toàn.

1. Các loài côn trùng gây hại cam bưởi

1.1. Các loại sâu hại

Thời điểm này các loài sâu như sâu vẽ bùa, sâu róm, sâu đục quả, sâu xanh thường phát sinh mạnh. Bởi lúc này cam bưởi ra lộc non nhiều, hoa trái đều non xanh rất hấp dẫn với chúng.

Sâu vẽ bùa: Chúng thường tấn công mạnh vào các đợt cây ra lộc và đậu trái non. Ấu trùng sâu mới nở sẽ chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần mô mềm trong lá. Lá bị sâu vẽ bùa gây hại bị co lại, biến dạng, quăn queo, khiến các đợt lộc bị phá hủy làm giảm khả năng quang hợp của cây, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp dinh dưỡng để nuôi hoa nuôi quả.

Trên trái các đường đi của sâu cũng làm trái sần sùi, mất giá trị thương phẩm.

Sâu đục quả: Sâu non ngay khi vừa mới nở đã đục quả chui vào trong ruột để ăn phần thịt quả. Chúng sẽ đùn phân ra ngoài theo lỗ đục. Ăn hết quả này chúng sẽ sang quả khác. Trái non bị chúng tấn công nặng sẽ thối nhũn và rụng sau ít ngày. Năng suất và sản lượng trái sẽ giảm sút nghiêm trọng nếu không xử lý chúng kịp thời. 

Sâu lông: Sâu lông hay còn gọi là sâu róm, chúng thường gây hại vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Chúng gặm từ vỏ quả vào đến cả phần thịt quả bên trong; làm hỏng quả hoặc ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.

Cách xử lý sâu hại: Nhà vườn sử dụng chế phẩm sinh học WAO AKA.

Liều lượng và cách phun: 

  • Nhà vườn pha 1 gói WAO AKA 200gram với 200 lít nước sạch.
  • Đối với sâu vẽ bùa, bà con phun đều ướt đẫm cành lá khi cây vừa nhú lộc non.
  • Đối với sâu đục quả, sâu lông, bà con phun đều ướt đẫm cành lá quả khi cây ra hoa (hoa chưa nở) và cây đậu quả non được 1 tuần.

1.2. Các loài nhện hại

Với kích thước rất nhỏ, người trồng cam bưởi rất khó phát hiện sự xuất hiện của các loài nhện hại trong vườn. Có 3 loài nhện gây hại phổ biến trên cam bưởi là nhện đỏ, nhện trắng và nhện vàng.

Chúng có khả năng sinh sản rất nhanh, dễ bùng phát thành dịch trong một thời gian ngắn nếu không được kiểm soát kịp thời. 

Nhện gây hại làm cam bưởi phát triển kém. Chúng chích hút làm giảm khả năng quang hợp của lá, nặng sẽ khiến cành lá khô, teo tóp rồi rụng dần.

Đặc biệt trong giai đoạn cam bưởi ra hoa nuôi trái, nhện gây hại làm hỏng lộc, rụng hoa, đậu trái ít. Quả non bị nhện tấn công thường sẽ để lại các vết nám, loang lổ, da lu, da cám, mẫu mã xấu, ruột khô sượng, khó bán.

Cách xử lý nhện hại: Nhà vườn sử dụng chế phẩm WAO M19.

Liều lượng và cách phun:

  • Nhà vườn pha 1 gói chế phẩm WAO M19 400gram với 200 lít nước sạch.
  • Phun xịt kỹ vào những vị trí nhện thường ẩn nấp (mặt trên và mặt dưới lá). 
  • Phun vào thời điểm chiều tối (sau 16h chiều). Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày. 
  •  Đặc biệt các vườn cam bưởi nên phun phòng định kỳ 15 ngày/lần để ngăn ngừa nhện phát sinh.

2. Các loại nấm bệnh gây hại cam bưởi

2.1. Bệnh thán thư

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Trên cam bưởi loại bệnh này thường gây hại chủ yếu trên lá, hoa và quả.

Bệnh thán thư biểu hiện trên lá bằng những đốm nâu, hình tròn, có viền nâu đậm, giữa màu vàng nhạt, nhiều vòng đồng tâm và các chấm đen li ti (ổ nấm đang phát triển). Khi nặng hơn, vết bệnh lan rộng, cháy thành mảng lớn khiến lá rụng sớm và dễ bị nhầm là do cháy lá. 

Trên trái, bệnh thán thư xuất hiện các đốm màu vàng nhạt, dần lan rộng, vỏ quả lõm vào, khô sần sùi, nứt nẻ, lộ nhiều vòng đồng tâm đen. Quả non bị héo rụng, quả lớn thối nếu nhiễm nặng. 

Cách phòng và xử lý bệnh: 

  • Nhà vườn tiến hành cắt tỉa và tiêu hủy các cành lá, hoa trái bị nhiễm bệnh để tránh lây lan.
  • Sử dụng chế phẩm WAO B52 kết hợp với Siêu đồng pha cùng 400 lít nước sạch. Phun đều ướt đẫm thân cành lá quả. 
  • Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 5-7 ngày. 
  • Phun phòng định kỳ từ 20-30 ngày/lần.

2.2. Bệnh ghẻ loét 

Bệnh ghẻ loét là bệnh nguy hiểm trên các loại cây có múi cam bưởi. 

Bệnh tấn công lá, tạo đốm nâu, có thể thủng lỗ, viền vàng sáng rõ ràng. Vết bệnh lan rộng, khiến lá chuyển màu vàng và rụng hàng loạt, làm cành cây trơ trụi.

Bệnh tạo vết xù xì nâu sẫm trên trái, mép gờ nổi,  ở giữa mô chết rạn nứt. Vết loét có thể ăn sâu toàn bộ vỏ quả nhưng không vào ruột. Bệnh nặng khiến quả biến dạng, ít nước, khô sớm và rụng.

Cách phòng trừ và xử lý bệnh: 

  • Nhà vườn cho cắt bỏ toàn bộ những cành lá quả đã nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy.
  • Sử dụng chế phẩm WAO B52 kết hợp với Siêu đồng pha cùng 400 lít nước sạch. Phun đều ướt đẫm thân cành lá quả. 
  • Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 5-7 ngày. 
  • Phun phòng định kỳ từ 20-30 ngày/lần.

2.3. Bệnh ghẻ nhám 

Bệnh ghẻ nhám hay còn gọi là bệnh ghẻ lồi, ghẻ sẹo nấm Elsinoe fawcettii gây ra. Bệnh thường phát sinh mạnh lúc quả non, lá non. 

Trên lá non: Xuất hiện các đốm nhỏ li ti màu vàng trong, hơi nổi gờ. 

Trên quả: Các vết bệnh nổi gờ sần sùi hình chóp nhọn, màu vàng nâu, sau đó hóa bần khô lại, chuyển màu nâu sẫm đến nâu xám. 

Bệnh ghẻ nhám làm trái nhỏ, sần sùi, xấu xí, mất trị trị thương phẩm. Cành lá khô rụng. 

Cách phòng trừ và xử lý bệnh: 

  • Nhà vườn cho cắt bỏ toàn bộ những cành lá quả đã nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy.
  • Sử dụng chế phẩm WAO B52 kết hợp với Siêu đồng pha cùng 400 lít nước sạch. Phun đều ướt đẫm thân cành lá quả. 
  • Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 5-7 ngày. 
  • Phun phòng định kỳ từ 20-30 ngày/lần.

2.4. Bệnh thối nhũn

Bệnh thối nhũn trái non trên cây cam bưởi do nấm Phytophthora gây ra. Bệnh phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết mưa ẩm nhiều. Các vết thương hở do côn trùng chích hút tạo ra mở đường cho nấm xâm nhập. 

Nấm tấn công trái, bắt đầu từ những chấm nâu nhỏ, lan rộng dần, chuyển màu đen, bao phủ bởi lớp phấn trắng xám của bào tử nấm. Nấm ăn sâu vào thịt trái, làm trái non nhũn và rụng.

Cách phòng trừ và xử lý bệnh: 

  • Khi trái non trên cây có dấu hiệu nhiễm nấm, nhà vườn cần vặt bỏ ngay toàn bộ trái đã nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy.
  • Sử dụng chế phẩm WAO B52 kết hợp với Siêu đồng pha cùng 400 lít nước sạch. Phun đều ướt đẫm thân cành lá quả. 
  • Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 5-7 ngày. 
  • Phun phòng định kỳ từ 20-30 ngày/lần.
  • Đồng thời sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM’S tưới đều xung quanh gốc để xử lý tận gốc nấm vì đây là nơi nấm bệnh phát sinh.
  • Sau khi đã phun xử lý nấm ổn định, nhà vườn bổ sung thêm Amino acid để dưỡng cây và những quả còn lại.

Giai đoạn ra hoa đậu trái là thời điểm cam bưởi dễ bị tấn công bởi các loại côn trùng và nấm bệnh. Áp dụng biện pháp phòng trừ hiệu quả giúp bảo vệ vườn cam bưởi khỏi côn trùng, nấm bệnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WAO TIN YÊU nơi mua sắm vật tư chăm sóc cây trồng hữu cơ, vi sinh